Tuesday, December 30, 2014

Nữ tỷ phú da đen giàu nhất thế giới năm 2014

Nữ tỷ phú người Nigeria, Folorunsho Alakija đã vượt qua bà Oprah Winfrey trở thành người phụ nữ da đen giàu nhất thế giới năm 2014 với tổng tài sản 7,3 tỷ USD.

Oprah Winfrey là người Mỹ gốc Phi đã từng được mệnh danh là người phụ nữ da đen giàu nhất thế giới với tổng tài sản 2,9 tỷ USD. 

 
Tuy nhiên, theo công bố từ Forbes vào ngày 28/12 cho biết, bà Folorunsho Alakija (62 tuổi) đã vượt lên soán ngôi vị trên trở thành người phụ nữ da đen giàu nhất thế giới năm 2014 với tổng tài sản 7,3 tỷ USD.
 
Bà Folorunsho Alakija là tỷ phú đầu tiên của Nigeria, bà tạo dựng sự nghiệp của mình trong lĩnh vực thời trang và dầu khí.
 Khi bắt đầu sự nghiệp vào năm 1970, Alakija đảm nhận vai trò thư ký trong một ngân hàng, sau đó bà bỏ việc sang London học về lĩnh vực thời trang và trở lại Nigeria sáng lập lên nhãn hàng thời trang cao cấp Stitches dành riêng cho phụ nữ.

Năm 1993, bà đã thành lập công ty dầu khí Famfa và nộp đơn xin phép thăm dò mỏ dầu ở khu vực  OPL 216 rộng 620.000 mẫu Anh mà sau này trở thành OML 127, một trong những mỏ dầu có trữ lượng lớn nhất tại Nigeria.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
Hiện tại vị nữ tỷ phú da màu này là phó chủ tịch công ty Famfa Oil được biết đến như nữ tỷ phú “vàng đen” của Nigeria và nay là người phụ nữ da màu giàu nhất thế giới.

Bà Folorunsho Alakija sở hữu 60% cổ phần trong Famfa Oil với giá trị khoảng 7,3 tỷ USD. 

Ngoài việc được biết đến là tỷ phú Nigeria bà còn được biết đến là một nhà hoạt động từ thiện tích cực khi sáng lập lên tổ chức The Rose of Sharon Foundation, một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ các góa phụ và trẻ mồ côi thông qua các chương trình học bổng và tài trợ kinh doanh.

Bà Folorunsho Alakija nằm trong top những tỷ phú thế giới không có bằng đại học thậm chí chưa từng học đại học. 
 Theo Dân Việt
 

'Năm 2015, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 3,5% nhờ AEC'

Tăng trưởng GDP của VN có thể tăng thêm 3,5% nhờ AEC, tác động tích lũy sau 5 năm. Những lợi ích này có được là do sự kết hợp của tự do hóa thuế quan, tự do hóa dịch vụ và thương mại. 



Tại hội thảo “Hướng tới cộng đồng kinh tế Asean (AEC) và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam” do Ban kinh tế TW phối hợp với trường ĐH Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức sáng ngày 28/10,ông Yoshifumi Fukunaga, Viện nghiên cứu Kinh tế Asean và Đông Á, cho biết “Tăng trưởng GDP của VN có thể tăng thêm 3,5% nhờ AEC, tác động tích lũy sau 5 năm. Những lợi ích này có được là do sự kết hợp của tự do hóa thuế quan, tự do hóa dịch vụ và thuận lợi hóa thương mại”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban Kinh tế TW cho biết, với tư cách là một thành viên trong Asean, đã rất tích cực, chủ động, đề xuất nhiều sang kiến để thúc đẩy quá trình hình thành Cộng đồng Kinh tế Asean.

“Cho đến nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5% theo Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATICA), chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. VN là một trong 4 thành viên Asean có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong lộ trình tổng thể thực hiện AEC” – GS.TS Vương Đình Huệ nói.

Trong khi đó, trình bày tham luận về tác động kinh tế tiềm năng của AEC đối với Việt Nam, ông Yoshifumi cho biết, các Bộ trưởng Kinh tế Asean công bố rằng 82,1% các biện pháp quan trọng được ưu tiên đã được thực hiện trong giai đoạn 2008-2013.

Hàng rào thuế quan đã được xóa bỏ mạnh mẽ. Hiệp định AFTA-CEPT được nâng cấp lên thành Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean. Năm 2010, mức thuế suất trong CEPT gần như bằng 0% trong Asean-6 và trung bình chỉ só 2,6% trong nhóm các nước CLMV (Campuchia, Lào, Mianmar và Việt Nam). Việt Nam tiến tới xóa bỏ thuế quan vào năm 2015 (7% dòng thuế vào năm 2018).

Việc xóa bỏ thuế quan đã mang lại nhiều tác động cho các nước trong khu vực như: tăng tỷ trọng ASEAN trong việc cung ứng nguồn nhập khẩu của các nước thành viên ASEAN; mở rộng về mặt địa lý mạng lưới sản xuất khu vực...

Ông Yoshifumi nhận định, các vấn đề chính đối với Việt Nam trong việc gia nhập AEC hiện nay gồm: Xóa bỏ thuế quan trong giai đoạn 2015-2018, thực hiện sớm các thỏa thuận thương mại; tăng cường và tạo thuận lợi cho các biện pháp tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp; tiếp tục tự do hóa dịch vụ thông qua gói 10; đàm phán đồng thời RCEP và TPP.

Đánh giá về những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC, ông Lê Triệu Dũng, Viện chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết “AEC sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam. Về thương mại, kết quả xây dựng AEC tới nay đã góp phần tạo ra các khuôn khổ tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại".

Về đầu tư, Cộng đồng kinh tế Asean đã nâng cao vị thế VN với ý nghĩa là một cửa ngõ của Asean với thế giới, thu hút sự quan tâm của các đối tác Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc … Việt Nam có lợi thế về gia công, sản xuất nhờ nguồn lao động dồi dào, có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đầu tư từ các nước Asean vào các lĩnh vực như du lịch, sản xuất của VN tăng nhanh, hiện thực hóa tiềm năng đầu tư của Việt Nam.
CafeF/Infonet

Chân dung 15 “đại gia” bất động sản giàu nhất sàn chứng khoán

(Trí Thức Trẻ) Phần lớn những doanh nhân giàu nhất Việt Nam đều ít nhiều liên quan đến lĩnh vực bất động sản. 
Mặc dù chưa có thống kê chính thức, nhưng có thể khẳng định rằng phần lớn những doanh nhân giàu nhất Việt Nam đều ít nhiều liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Họ có thể giàu lên từ kinh doanh bất động sản rồi mở rộng sang lĩnh vực khác hoặc ngược lại, kiếm từ từ lĩnh vực khác rồi “nhảy” vào bất động sản. Điều này thể hiện khá rõ nét trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Dưới đây là danh sách 15 doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán đang điều hành những doanh nghiệp niêm yết chuyên về đầu tư bất động sản hoặc mảng bất động sản đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn thu.

Giá trị cổ phiếu nắm giữ được chốt tại ngày 26/12 và bao gồm cả lượng cổ phiếu do vợ/chồng hoặc các con cả người đó cùng nắm giữ. Tổng giá trị lượng cổ phiếu mà 15 người này – cùng gia đình – đang sở hữu có trị giá xấp xỉ 49.200 tỷ đồng.

Những gương mặt đứng đầu có thể kể đến như ông Phạm Nhật Vượng – Vingroup, ông Đoàn Nguyên Đức – Hoàng Anh Gia Lai, ông Trần Đình Long – Hòa Phát, ông Đặng Thành Tâm – Kinh Bắc City…

Với những doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát hay REE thì bất động sản không phải là nguồn thu chính, tuy vậy, đây vẫn là những tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản.

Doanh nhân bất động sản giàu nhất sàn chứng khoán

Ông Winston Lu: 'Năm 2015 có thể là năm nổi trội của dòng cổ phiếu bất động sản'

Trong khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, ngoại tệ chưa có sự khởi sắc trở lại thì thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục sẽ là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn. 

Năm 2014 buồn nhiều hơn vui sắp sửa qua đi. Một năm mới bắt đầu. Mọi sự khởi đầu luôn luôn đi kèm những kỳ vọng. Chúng tôi có trao đổi với ông Winston Lu – Giám Đốc phòng Phân Tích của Chứng khoán Phú Hưng về những nhận định thị trường chứng khoán năm tới.

Thị trường chứng khoán 2014 sắp kết thúc với nỗi buồn giá dầu. Ông nhận định ra sao về thị trường chứng khoán 2015?

Năm 2014 là một năm có nhiều sự kiện đáng nhớ tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Mặc dù có những sóng tăng ấn tượng trong năm, nhưng hai sự kiện chính tác động tiêu cực đến thị trường là việc tranh chấp trên biển Đông trong quý 2 và sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô thế giới trong quý cuối đã làm cho chỉ số kết thúc năm chỉ ở mức tương đương với mốc đóng cửa của năm 2013, quanh vùng 530 điểm. Nhưng nhìn một cách tổng thể thì nền tảng cơ bản của thị trường vẫn tiếp tục được củng cố khi công cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng vẫn đang tích cực được thực hiện và các chỉ số kinh tế hầu như đã đạt kế hoạch đề ra.

Về thị trường trong năm 2015, kinh tế sẽ thừa hưởng những thành quả đạt được trong năm 2014. Tỷ lệ lạm phát có thể vẫn tiếp tục được kiềm chế như kế hoạch, mặt bằng lãi suất vẫn tiếp tục được duy trì ở mức thấp. Đây sẽ là điều kiện để chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2015.

Ngoài ra, tiến trình đàm phán TPP cũng như việc ký kết các hiệp định mậu dịch tư do đang dần đi vào giai đoạn cuối sẽ tiếp tục là thông tin hỗ trợ thị trường. Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại nhiều khả năng sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư. Tóm lại, những yếu tố trên sẽ là những nhân tố giúp thị trường tăng trưởng trong năm tới.

Về vấn đề dòng tiền, theo ông, thị trường chứng khoán có thể trông chờ vào những nguồn tiền chủ đạo nào trong thời gian tới?

Dòng tiền trong và ngoài nước là hai nguồn chủ đạo mà thị trường chứng khoán có thể trông chờ vào năm tới. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm tới là điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư. Trong khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, ngoại tệ chưa có sự khởi sắc trở lại thì thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục sẽ là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn.

Thêm vào đó, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là điểm đến của dòng vốn ngoại tham gia đầu tư nhằm đón đầu những lợi ích từ việc ký kết các hiệp định tự do thương mại. Ngoài ra, thị trường sẽ đón nhận những đợt IPO của những công ty có thương hiệu lớn và ngành nghề hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại trong năm 2015. Đây cũng là sẽ nguồn vốn đáng kể cho thị trường trong thời gian tới.

Về phía các CTCK, doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào chứng khoán, việc nguồn tiền từ ngân hàng vào bị siết lại thì họ có thể trông chờ vào những nguồn đáng chú ý nào?

Lo ngại về việc dòng tiền vào thị trường chứng khoán bị siết lại xuất hiện khi ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 36, trong đó điều chỉnh tỷ lệ cho vay chứng khoán trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng, giảm từ mức 20% xuống còn 5%.

Tuy nhiên, như nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành và của riêng tôi thì việc thay đổi này không ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền vào thị trường chứng khoán khi mà dư địa cho vay của các ngân hàng vẫn còn nhiều, dù đã điều chỉnh tỷ lệ cho vay theo luật mới.

Bên cạnh đó, tuy khối ngoại thực hiện bán ròng trong những tháng cuối năm nhưng tính cho cả năm thì họ vẫn đầu tư ròng vào thị trường chứng khoán Việt Nam và dự báo dòng vốn ngoại tiếp tục sẽ hỗ trợ thị trường trong năm 2015.

Theo ông, ngành nào sẽ nhận được sự quan tâm lớn của dòng tiền trong năm 2015? Vì sao? Riêng Phú Hưng, công ty dự kiến dành nguồn tiền ra sao cho hoạt động tự doanh? Phân bổ giải ngân như thế nào?

Năm 2014 có thể được xem là năm của ngành dầu khí và dịch vụ dầu khí. Nhưng việc giá dầu giảm mạnh về mức dưới 60 USD/thùng sau thời gian khá lâu neo trên mức 100 USD/ thùng đã làm giá của nhiều cổ phiếu dầu khí bị rớt mạnh và ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng chung của thị trường.

Dù giá dầu đã không còn rơi tiếp, nhưng nhiều khả năng nhóm ngành này vẫn cần thời gian tích lũy trở lại sau giai đoạn điều chỉnh mạnh. Ở chiều ngược lại, việc giá dầu giảm mạnh cũng sẽ có tác động tích cực đến những ngành nghề khác khi giá nguyên liệu đầu vào giảm như ngành vận tải, ngành nhựa, cao su, sản xuất.

Ngoài ra, năm 2015 có thể là năm nổi trội của dòng cổ phiếu bất động sản khi mà nhiều chính sách hỗ trợ thị trường sẽ có điểm rơi trong năm 2015-2016 và giá cổ phiếu vẫn còn ở mức hấp dẫn.Ngành chứng khoán cũng tiếp tục được kỳ vọng sẽ có triển vọng tốt trong năm 2015

Dựa trên dự báo đối với thị trường và nhóm ngành nghề nêu trên cho năm 2015, chúng tôi vẫn duy trì nguồn vốn cho hoạt động tự doanh và sẵn sàng gia tăng vốn đầu tư nếu nhận thấy tiềm năng tăng trưởng trở lại của thị trường dần rõ ràng hơn.

Chúng tôi vẫn ưu tiên đầu tư vào nhóm cổ phiếu blue chips hoặc nhóm cổ phiếu Mid-caps với mức độ tăng trưởng ổn định và là doanh nghiệp đầu ngành. Chúng tôi sẽ linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ đầu tư cho phù hợp với diễn biến của thị trường.

So với các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam có đủ hấp dẫn? Khối ngoại liệu có lựa chọn Việt Nam làm điểm đến trong năm tới hay chuyển dịch sang Quốc Gia khác?

So với mức P/E trung bình khoảng 15.0x ở các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, chỉ số P/E của chúng ta hiện đang ở mức thấp là 13.8x cho thấy sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, sự cải thiện tích cực của nền tảng vĩ mô trong năm 2014 cũng là điều khích lệ các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu thị trường Việt Nam.

Những báo cáo mới đây của các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam và kỳ vọng nền kinh tế sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai. Vì thế, tôi tin rằng thị trường Việt Nam vẫn duy trì sự hấp dẫn nhất định trong mắt nhà đầu tư nước ngoài và dòng vốn ngoại sẽ chảy vào thị trường nhiều hơn nữa trong năm tới.

Vấn đề giá dầu đang khiến thị trường chứng khoán lao đao. Ông nhận định ra sao về tác động ngắn, trung và dài hạn đối với mặt hàng này đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung?

Do đặc thù các lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp trong ngành Dầu khí không giống nhau nên mức độ ảnh hưởng tới KQKD cũng khác nhau cho từng doanh nghiệp. Điểm chung nhất là nếu giá dầu rớt xuống dưới 60 USD/thùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành và rộng hơn là ảnh hưởng đến chiến lược khai thác, thăm dò Dầu khí trong tương lai của Việt Nam.

Đối với nền kinh tế nói chung, việc giảm giá xăng dầu giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh, từ đó tăng sản xuất và có lợi cho nền kinh tế. Ngoài ra, giá dầu giảm sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí và như vậy sẽ thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.

Nếu được góp ý xây dựng chính sách, ông có kiến nghị gì để phát triển thị trường chứng khoán thời gian tới?

Ngoài những yếu tố cơ bản đểnền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng phát triển thìmột số yếu tố cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm giúp thị trường tăng trưởng ổn định và lậu dài. Trước tiên là nâng cao sự đa dạng hóa và chất lượng của doanh nghiệp niêm yết để giúp nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

Bên cạnh đó, tính minh bạch của thị trường cần tiếp tục được cải thiện khi đó sẽ thu hút nhiều hơn sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại. Bên cạnh đó, dự án phát triển thị trường chứng khoán phái sinh cần sớm được đưa vào thực tiễn để những sản phẩm mới sẽ giúp nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn cho việc đa dạng hóa danh mục và là công cụ hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.Khi đó thị trường sẽ hoạt động theo cơ chế hiệu quả và ổn định hơn.
Theo Trí Thức Trẻ

Chứng khoán 2014: Đầu năm 'ăn' bao nhiêu, cuối năm 'trả' lại bấy nhiêu

Một năm thị trường chứng kiến nhiều thăng trầm chưa từng có, những con sóng lên rồi xuống tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho các nhà đầu tư... 

 Vốn hóa TTCK năm 2014 bằng 31,5% GDP

Theo Báo cáo tổng kết của UBCKNN, mức vốn hóa toàn thị trường đạt 1.128 nghìn tỷ đồng (tăng 179 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2013), tương đương 31,5% GDP.

Ủy ban cho biết, thanh khoản thị trường năm 2014 có sự cải thiện rõ rệt. Theo đó, quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) đạt 5.500 nghìn tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2013.

Tổng giá trị niêm yết tăng 19% và trái phiếu tăng 25% so với năm 2013. Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa là 23 nghìn tỷ đồng.

Số công ty niêm yết hoạt động có lãi, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng lợi nhuận sau thuế của toàn bộ công ty niêm yết trong chín tháng đầu năm 2014 tăng 6,1% và tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,37 triệu, tăng 6% so với cuối năm 2013.

4 cột mốc quan trọng

Giai đoạn 1: Tháng 1 - cuối tháng 3

Đà tăng của thị trường trong những tháng đầu năm đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu bluechip với sự dẫn dắt của GAS, VCB, MSN, VIC.

Nguyên nhân đến từ: Dòng tiền khối ngoại đẩy mạnh gom ròng nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp thúc đẩy đà tăng mạnh của thị trường chung. Bên cạnh đó, với triển vọng kinh tế hồi phục như lãi suất giảm, chính sách tiền tệ nới lỏng, CPI thấp cũng thúc đẩy dòng tiền đổ mạnh vào để đón đầu kết quả kinh doanh quý 1/2014.

Giai đoạn 2: Tháng 3 - giữa tháng 5

Sau giai đoạn tăng điểm mạnh đầu năm, thị trường đã giảm điểm trở lại gần như trở về vạch xuất phát hồi đầu năm, nguyên nhân là do khối ngoại bắt đầu đẩy mạnh bán ra, hoạt động chốt lời tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu bluechip khi các thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh bắt đầu xuất hiện.

Đặc biệt, thị trường bị ảnh hưởng lớn từ việc căng thẳng gia tăng trên biển Đông khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những thông tin này đã khiến giới đầu tư lo lắng và đẩy mạnh tháo hàng trên diện rộng.
[Hồ sơ] Chứng khoán 2014: Đầu năm 'ăn' bao nhiêu, cuối năm 'trả' lại bấy nhiêu (1)
Giai đoạn 3: Giữa tháng 5 - tháng 9

Dòng tiền đầu cơ đẩy mạnh bắt đáy và sự trở lại của dòng tiền khối ngoại đã hỗ trợ tích cực cho xu hướng hồi phục của thị trường. Dòng tiền trong giai đoạn tăng điểm này chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu Chứng khoán, Bất động sản, Xây dựng và Dầu khí.

Cổ phiếu GAS thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường và giúp VN-Index tăng vọt chạm ngưỡng 644 điểm vào đầu tháng 9, cùng với các cổ phiếu nổi bật như PVD, PVS, PET…

Giai đoạn 4: Tháng 9 - cuối năm

Sau khi tạo đỉnh 644 điểm, thị trường lại bước vào chu kỳ giảm điểm, gần như quay trở lại mức điểm xuất phát từ đầu năm. Hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự sụt giảm của thị trường là:

- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 để quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng. Thông tin này đã phần nào khiến giới đầu tư lo lắng hơn đối với dòng tiền margin, khi NHNN thể hiện quan điểm thắt chặt hơn dòng vốn cho vay đối với việc đầu tư cổ phiếu.

Theo đó, tín dụng cho vay đầu tư cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ của TCTD (giảm từ mức 20% vốn điều lệ cho vay đầu tư chứng khoán trước đó). Ngoài ra, TCTD chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán khi đáp ứng được đầy đủ các tỷ lệ an toàn hoạt động và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

- Giá dầu thế giới giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến nhóm cổ phiếu dầu khí, khiến thị trường chung cũng suy giảm theo.

Kịch bản nào cho năm 2015?

Năm 2014, GDP năm 2014 đã tăng khoảng 5,98%  – cao hơn mức tăng 5,42% của năm 2013 và 5,25% năm 2012. Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, điều này cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.

CPI năm 2014 (so với cuối năm 2013) chỉ tăng 1,84%, mức tăng thấp nhất trong khoảng 10 năm qua. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành công, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng.

Kinh tế Việt Nam năm 2015 có khả năng đạt mức tăng trưởng từ 6% - 6,2%, các hiệp định mậu dịch tư do đang đàm phán sẽ được hoàn thành trong năm 2015. Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế được duy trì sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCK.

Ngoài ra, giá dầu giảm mạnh nhiều khả năng sẽ tác động mạnh đến triển vọng kinh doanh của nhóm cổ phiếu dầu khí trong năm 2015. Tuy nhiên, giá xăng dầu giảm sẽ là yếu tố thúc đẩy tiêu dùng.
Tháng 02/2015, Thông tư 36 sẽ chính thức được áp dụng, nhiều khả năng nguồn cung cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ tăng mạnh do hoạt động siết sở hữu chéo được thực thi và tác động lên giao dịch của nhóm cổ phiếu này. Điều quan trọng nhất được quan tâm, là việc thoái vốn của các tổ chức tín dụng đang nắm lẫn nhau, tức gỡ các mắt xích của sở hữu chồng chéo. Một ngân hàng thương mại theo Thông tư 36 chỉ được sở hữu tối đa hai tổ chức tín dụng với tỷ lệ vốn không quá 5%. Số cổ phần dôi ra, ngân hàng buộc phải thoái trước thời hạn cuối 2015.

Tinh thần chính của Thông tư 36 là làm minh bạch dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán.
Dòng tiền của các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam có thể sẽ có biến động, khi mà Fed đã chính thức kết thúc các gói QE (kích thích kinh tế), và lãi suất đồng đô la sẽ tăng lên trong năm tới. Một điểm đáng chú ý nữa là, quyết định điều chỉnh nới room khối ngoại sẽ trình Chính phủ vào tháng 10/2015.

Chính dự đoán về việc nới room khối ngoại đã đẩy chỉ số VN-Index tăng vọt 22% trong năm 2013 và tiếp tục tiến thêm 12% trong năm 2014. Từ đầu năm đến nay, NĐTNN đã rót ròng 131.9 triệu USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là năm rót vốn thứ 9 liên tiếp của họ vào TTCK nước ta.
Xét về mặt kỹ thuật, sau giai đoạn sụt giảm từ tháng 9, thị trường dần lui về mức điểm khởi đầu của năm 2014. Hoạt động bắt đáy đang được diễn ra khá sôi động giúp kìm hãm đà giảm sâu của thị trường, khi mà các cổ phiếu đã giảm về mức giá hợp lý hơn.

Thị trường cần một cú hích đủ lớn để "kích hoạt" một con sóng mới, có thể là sau dịp nghỉ tết Âm lịch (nếu nhìn lại lịch sử của Vnindex những năm gần đây).
[Hồ sơ] Chứng khoán 2014: Đầu năm 'ăn' bao nhiêu, cuối năm 'trả' lại bấy nhiêu (2)
Kiên nhẫn và chờ đợi có lẽ là chiến thuật phù hợp cho các nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại.
Nhận xét về thị trường trong năm 2014, ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCKNN cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi vào năm tới khi bức tranh kinh tế vĩ mô đang dần trở nên sáng sủa hơn.

Phân tích của Bloomberg cũng cho thấy cái nhìn lạc quan về TTCK Việt Nam. Theo số liệu của Bloomberg, giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trong năm nay trên HOSE đạt 98 triệu USD, cao hơn gấp đôi so với mức 47 triệu USD trong năm ngoái.

Hiện chỉ số VN-Index đang được định giá với P/E forward 12,3 lần, thấp hơn mức 13 lần của chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Trí Thức Trẻ

Monday, December 29, 2014

Đừng nói đời bất công, là bạn chưa biết cách chơi thôi

Sự thật là, cuộc đời chỉ đang chơi theo những quy tắc khác nhau. Đây là những quy tắc khá phức tạp và không mấy dễ chịu, vì thế tại sao hầu hết mọi người không bao giờ học chúng.


Trừ khi bạn đang chiến thắng, nếu không dường như cuộc đời khá xấu xí, bất công với bạn. Bill Gates cũng từng nói: “Cuộc sống vốn không công bằng- Hãy tập quen dần với điều đó.”

Quy tắc 1: Cuộc đời là một cuộc tranh đua

Bạn đang làm việc cho một doanh nhiệp? Có một vài người đang cố gắng giết chết nó. Đó là một công việc bạn yêu thích? Vài người lại thích thay thế bạn bằng một chương trình máy tính. Đó là công việc, món đồ, giải thưởng bạn mong muốn? Thì cũng sẽ có vài người mong chờ nó.

Đừng nói đời bất công, là bạn chưa biết cách chơi thôi (1)


Tất cả chúng ta đang trong một cuộc tranh đua, mặc dù chúng ta không muốn nhận ra nó. Hầu hết các thành tựu đáng chú ý đều nằm trong mối liên hệ với những người khác.

Chúng ta từng nghe rằng: "Chỉ cần làm tốt nhất của bạn”. Thế nhưng oái oăm thay bạn lại đang ở trong cuộc cạnh tranh chỉ với chính mình." Tất cả những điều này được thiết kế để làm cho bạn cố gắng hơn bằng bất cứ cách nào.

May mắn thay, chúng ta không sống trong một thế giới mà trong đó tất cả mọi người phải giết nhau để phát triển thịnh vượng. Sự phát triển của nền văn minh hiện đại là có cơ hội phong phú và đủ cho tất cả chúng ta, ngay cả khi không cạnh tranh trực tiếp.

Tuy nhiên bạn cần nhớ đừng bao giờ rơi cho sự ảo tưởng rằng sẽ có tập thể mà ở đó không có sự cạnh tranh đang diễn ra. Mọi người khoác lên bộ cánh đẹp để chiến thắng các đối thủ, phỏng vấn để giành chiến thắng trong công việc. Nếu bạn phủ nhận sự cạnh tranh tồn tại, bạn chỉ đang thua mà thôi. Và thứ tốt nhất là chỉ dành cho những người sẵn sàng để thực sự chiến đấu vì nó.

Quy tắc 2: Bạn được đánh giá bởi những gì bạn làm, không phải những gì bạn nghĩ

Xã hội đánh giá mọi người bởi những gì họ có thể làm cho người khác. Bạn có thể cứu một đứa trẻ khỏi đám cháy, chữa bệnh cứu người hay làm những người lạ trong căn phòng cười nói vui vẻ. Bạn nhận đánh giá có giá trị ngay lúc đó.

Và đó không phải là ý nghĩ bạn tự đánh giá bản thân ra sao. "Tôi là một người tốt." "Tôi tham vọng." "Tôi tốt hơn thế này." Những điều bạn có thể an ủi mình vào ban đêm nhưng chúng không phải cách thế giới nhìn vào bạn. Đó chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc từ nội tâm của bạn chứ không phải những gì bạn có thể và đã làm được cho thế giới.

Những khả năng thường không được đánh giá bởi giá trị đạo đức của chúng. Bởi sự ngưỡng mộ xã hội đến từ quan điểm ích kỷ của người khác. Bạn sẽ thấy một người gác cổng cần mẫn thường được ít xã hội nhắc đến hơn một tay môi giới chứng khoán tàn nhẫn. Một nhà nghiên cứu bệnh ung thư ít được tung hô hơn so với một siêu mẫu.

Chúng ta thường nghĩ rằng xã hội dành phần thưởng cho những người làm công việc tốt nhất giống như:

Đừng nói đời bất công, là bạn chưa biết cách chơi thôi (2)
Nhưng trong thực tế, phần thưởng xã hội chỉ là một hiệu ứng mạng lưới. Phần thưởng đến từ số người bạn với tới được. Viết một cuốn sách không xuất bạn, bạn không là ai cả. Viết “Harry Potter”, cả thế giới biết bạn là ai.
Đừng nói đời bất công, là bạn chưa biết cách chơi thôi (3)
Bạn có thể ghét điều này, nó làm bạn phát ốm. Nhưng thực tế không quan tâm tới bạn. Bạn được đánh giá bởi những gì bạn có khả năng làm và số lượng người bạn có thể ảnh hưởng đến. Nếu bạn không chấp nhận điều này, phán xét của thế giới này sẽ có vẻ thực sự rất không công bằng.

Quy tắc 3: Ý tưởng của chúng ta về sự công bằng là một lợi ích cá nhân

Con người thích phát minh ra chuẩn mực đạo đức. Đó là lý do tại sao chúng ta có những trọng tài trong trò chơi thể thao và các thẩm phán trong phòng xử án: Chúng ta có một cảm giác bẩm sinh về đúng và sai và hy vọng thế giới tuân theo. Bố mẹ chúng ta nói với chúng ta điều này. Giáo viên dạy cho chúng ta điều này: Hãy là một cậu bé tốt và sẽ có kẹo ngon.

Nhưng thực tế lại không quan tâm đến bạn. Bạn chăm chỉ học, nhưng bạn thi trượt. Bạn làm việc chăm chỉ, nhưng bạn không được thăng tiến. Vấn đề không phải là cuộc sống không công bằng, đó là sự vỡ vụn về ý nghĩ sự công bằng của bạn.

Ví dụ bạn bỗng dưng được ai đó yêu từ cái nhìn đầu tiên. Bởi bạn tồn tại? Bởi bạn mang đến cảm giác nào đó cho họ? Chúng có thể ảnh hưởng đến bạn nhưng quyết định của họ không phải về bạn. Tương tự như vậy, chúng ta yêu ghét ông chủ hay những chính trị gia. Bản án của họ là không công bằng và ngu ngốc. Bởi vì họ không đồng ý với chúng ta.

Đó là sự thật có một số nhân vật có quyền thực sự khủng khiếp. Nhưng họ không phải là tất cả, những người vui sướng thưởng thức đau khổ của bạn. Hầu hết mọi người chỉ là cố gắng làm hết sức mình, trong những hoàn cảnh khác nhau của bạn.

Vì vậy cho dù họ có khiến bạn cảm thấy không công bằng, những hành động của người khác là không phải là thứ quyết định đến những điều thuộc về bạn. Chúng chỉ là thứ yếu đang tồn tại trên cuộc đời này.

Tại sao cuộc sống không công bằng

Ý tưởng của chúng ta về sự công bằng thực sự không thể đạt được. Nó thực ra chỉ là một chiếc áo choàng cho suy nghĩ mơ mộng.
Đừng nói đời bất công, là bạn chưa biết cách chơi thôi (4)
Bạn có thể tưởng tượng cuộc sống sẽ ra sao nếu nó thực sự là "công bằng" cho tất cả mọi người? Không ai có thể yêu thích bất cứ ai nếu không phải là tình yêu cuộc sống họ. Các công ty sẽ thất bại nếu tất cả mọi người làm việc cho họ đều là kẻ xấu. Hầu hết chúng ta thường bị ám ảnh bởi lối suy nghĩ thế giới nên như thế nào mà không thấy được nó thực sự ra sao. Nhưng chỉ có đối mặt với thực tế mới là chìa khóa để mở sự hiểu biết của bạn về thế giới cũng như tất cả các tiềm năng của bạn.

                                                                                                                                    Theo Infonet                         

Sunday, December 28, 2014

Năng suất lao động Singapore cao gấp 18 lần Việt Nam.

Dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, GDP ước tính tăng 5,98% là những con số được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo chiều 27/12

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước: GDP cao nhất trong 4 năm

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, cao nhất kể từ năm 2011. Trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. 

Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2013 là: 18,38%; 38,31%; 43,31%).

Điều hành kinh tế vĩ mô: CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013, thấp trong 10 năm 

Hoạt động ngân hàng

Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%);

Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%);

Dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra, song chưa được báo cáo của Tổng cục thống kê nêu con số chi tiết.

Xây dựng, đầu tư phát triển

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 849 nghìn tỷ đồng.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng vốn và tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,4% và tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,7% và tăng 10,5%.

Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 814,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 551,4 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3%; thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, bằng 115,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 160,3 nghìn tỷ đồng, bằng 104,1%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 968,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 158 nghìn tỷ đồng, bằng 97% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 153,1 nghìn tỷ đồng, bằng 96,8%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 690,5 nghìn tỷ đồng, bằng 98,2%; chi trả nợ và viện trợ 120 nghìn tỷ đồng, bằng 100%.

Xuất nhập khẩu

Tính chung cả năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012 và đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 16,7%.

Tính chung năm 2014, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%.

Uớc tính xuất siêu năm 2014 khoảng 2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước; khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm 2013. Mặc dù mức xuất siêu 2 tỷ USD của năm 2014 là mức cao nhất kể từ năm 2012, góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế từ xuất, nhập khẩu hàng hóa chưa cao. 

Xuất khẩu dịch vụ năm 2014 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch và không biến động nhiều so với năm trước.

Nhập khẩu dịch vụ năm nay đạt 15 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2013, trong đó dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD, chiếm 54% tổng kim ngạch và tăng 12,6%.

Nhập siêu dịch vụ năm 2014 khoảng 4 tỷ USD và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, chủ yếu do nhập khẩu dịch vụ vận tải vì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vẫn do nước ngoài thực hiện là chính.

CPI

CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp giải thể phần lớn là có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng

Năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013.

Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm qua là 1091 nghìn người, tăng 2,8% so với năm trước.

Trong 12 tháng, cả nước có 15.419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong năm nay, cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, bao gồm 9501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trước. Số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; 58322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước.

Xu hướng thanh lọc diễn ra mạnh, từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng, không chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động. ​

Vấn đề xã hội: Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 Singapore; 1/6 của Malaysia; 1/3 Thái Lan và Trung Quốc.

Dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 1,08% so với năm 2013, bao gồm dân số thành thị 30,04 triệu người, chiếm 33,1%; dân số nông thôn 60,69 triệu người, chiếm 66,9%; dân số nam 44,76 triệu người, chiếm 49,33%; dân số nữ 45,97 triệu người chiếm 50,67%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm 01/01/2015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% (Quý I là 2,21%; quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%).

Năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (Tương đương khoảng 3.515 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.
Theo Trí Thức Trẻ


Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa: Kiến nghị xem xét lại quy định cho vay chứng khoán trong Thông tư 36

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa chỉ ra rằng, với tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng nằm trong khoảng 350.000 tỷ, thì 5% của con số này là 17.500 tỷ. Do 4 ngân hàng quốc doanh không cho vay kinh doanh cổ phiếu nên số tiền cho vay kinh doanh cổ phiếu chỉ là 5% của 160.000 tỷ tức là 8.000 tỷ

Trong buổi Hội thảo “Giới thiệu quỹ ETF và Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam 2015” do FPTs và HNX tổ chức, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã có những phân tích và đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là tác động của Thông tư 36 đến thị trường chứng khoán.

Theo tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, đây là lần đầu tiên chúng ta có cơ sở pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết triệt để vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng. Thông tư này đồng thời cũng đã đưa ra những hỗ trợ cho thị trường bất động sản bao gồm tái cấu trúc nợ trung dài hạn và giảm hệ số rủi ro của tài sản đảm bảo cho vay bất động sản từ 250% xuống còn 150%.

Nói chung, tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa đánh giá tác động của Thông tư 36 về dài hạn là tốt nhưng riêng về quy định cho vay kinh doanh và đầu tư chứng khoán thì cần “xem xét lại”.

Dẫn chứng bằng số liệu một cách cụ thể, chuyên gia cho biết, trên thị trường hiện tại, vốn cho vay margin khoảng 16.000 tỷ, trong đó vốn từ các công ty chứng khoán là 4.000 tỷ còn ngân hàng cho vay khoảng 12.000 tỷ.

“Trên thực tế chúng tôi tính toán 16.000 tỷ này đều từ ngân hàng mà ra” – chuyên gia khẳng định.
“Ngoài 4 ngân hàng quốc doanh không cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán thì còn lại, toàn bộ vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần là 196.000 tỷ. Trong số đó có khoảng 30.000 tỷ của các ngân hàng thương mại không được phép cho vay margin do đang tái cơ cấu, do nợ xấu quá cao … Như vậy, còn 160.000 tỷ vốn điều lệ hiện có thể cho vay margin. Tỷ lệ cho vay chứng khoán đang áp dụng trên thực tế là 20% vốn điều lệ nhưng mới chỉ thực hiện khoảng 10% (tức 16.000 tỷ tính trên 160.000 tỷ).”

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa chỉ ra rằng, với tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng nằm trong khoảng 350.000 tỷ, thì 5% của con số này là 17.500 tỷ. Do 4 ngân hàng quốc doanh không cho vay kinh doanh cổ phiếu nên số tiền cho vay kinh doanh cổ phiếu chỉ là 5% của 160.000 tỷ tức là 8.000 tỷ.
Cho vay margin sẽ giảm từ 16.000 tỷ còn 8.000 tỷ. Như vậy, thanh khoản thị trường sẽ giảm rất mạnh. Điều này sẽ gây khó khăn cho hàng loạt Doanh nghiệp đang muốn lên sàn và ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.” – chuyên gia kết luận.

Chính vì vậy, tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cùng các chuyên gia trong Hội đồng tư vấn Thủ tướng đã đề nghị cả UBCK và NHNN cần xem xét tính toán cẩn trọng riêng vấn đề cho vay margin của thông tư 36. 

Tiến sỹ không chia sẻ cụ thể hơn về kiến nghị này, đồng thời cũng phải nói rằng “Không biết có được chấp thuận không”.

Một vấn đề quan trọng nữa đang ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế hiện nay là giá dầu. Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho biết, hiện nay đang có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất, chính phủ không nên đánh thuế xăng dầu nhập khẩu, để giá dầu tiếp tục giảm theo giá thế giới nhằm hỗ trợ giảm chi phí của doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai là sẽ đánh thuế thu tiền về cho ngân sách và không cho giá xăng dầu giảm.

Riêng Hội đồng tư vấn đã có kiến nghị với Thủ Tướng sẽ không đánh thuế giá xăng dầu trong điều kiện các doanh nghiệp đang rất khó khăn. 

Bên cạnh những lưu ý này, tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cũng đánh giá về tình hình vĩ mô năm 2015 của Việt Nam. Theo đó, năm 2015, dự kiến GDP cả nước đạt 6,2%. Dù chưa cao nhưng đã đánh dấu kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi. Lạm phát năm 2015 dự kiến sẽ duy trì ở mức 5% và tăng trưởng tín dụng có thể khả quan hơn.

Kết luận cuối cùng, tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa nhận định, chỉ số VN-Index trong năm 2015 sẽ phục hồi và tiến đến mức điểm 650.
Theo Infonet

Nam Phi sắp thành quốc gia không tiền mặt

Người dân nước này có thể dùng điện thoại quét mã QR để mua hàng rong, trả tiền gửi xe, hay thậm chí quyên góp cho nhà thờ.
 
Sam Laing - một cư dân Cape Town (Nam Phi) có thể khiến người ta lầm tưởng cô là một đại sứ thương hiệu, khi giới thiệu về ứng dụng thanh toán trên điện thoại ưa thích của mình.Thực ra, cô chỉ là một trong rất nhiều người dân thủ đô đang dùng ứng dụng thanh toán kỹ thuật số thay vì tiền mặt.
"Tôi đang sử dụng SnapScan. Thật tuyệt vời! Nếu thấy ai đó đang sử dụng SnapScan, dù không có nhu cầu, tôi cũng sẽ mua thứ gì đấy từ họ. Tôi cũng khuyên một vài quán cà phê và những người bán hàng rong ở chợ ứng dụng công nghệ này. Thật tiện lợi khi không phải vướng bận với tiền mặt và thẻ tín dụng", cô cho biết.

Những người như Sam Laing đã góp phần tạo ra sự bùng nổ ứng dụng thanh toán di động tại đây. Ngoài ứng dụng phổ biến nhất là SnapScan, người dân Cape Town còn có nhiều lựa chọn khác như FlickPay, Zapper và GustPay.
nam-phi-1-9734-1419592165.jpg
Những người bán hàng rong cũng nhận thanh toán qua di động. Ảnh: BBC


Những người bán hàng sử dụng SnapScan sẽ được cấp một mã QR đại diện cho tài khoản. Còn người mua sẽ đăng kí sử dụng trên ứng dụng và kết nối với thẻ tín dụng của mình. Sau đó, họ thanh toán bằng cách dùng điện thoại quét mã QR của người bán, rồi xác nhận giao dịch bằng mã PIN hoặc dấu vân tay. Xác nhận này sẽ được gửi tới điện thoại của người bán.

"Mục tiêu của SnapScan là cho phép tất cả mọi người có thể giao dịch điện tử một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Chúng tôi thiết kế sản phẩm này để phù hợp với mọi loại hình kinh doanh, từ chuỗi bán lẻ lớn cho tới những người bán hoa quả rong bên đường", nhà sáng lập Kobus Ehlers cho biết trên BBC.

SnapScan cũng thỏa thuận với chính quyền thành phố cho phép người lái xe xe máy dùng ứng dụng để trả phí đỗ xe. Những người phụ trách các điểm trông giữ xe cũng sẽ có một mã QR riêng để nhận tiền. Thậm chí, những người bán báo dạo cũng đã bắt đầu chấp nhận trả tiền qua SnapScan.
nam-phi-2-4581-1419592166.jpg
Những người phụ trách bãi đỗ xe cũng dùng cách này để nhận thanh toán. Ánh: SnapScan

Ứng dụng FlickPay lại ngược lại. Người mua sẽ phải trượt thanh gạt trên màn hình, nhập mã PIN để nhận được mã QR. Người bán sau đó sẽ quét mã này để nhận tiền.

"Tính đơn giản và tiện dụng chính là điểm nổi trội của ứng dụng này. Nó giúp cắt giảm các thủ tục, và đang rất được ưa chuộng", Zac Rusagara - trưởng bộ phận quảng cáo của FlickPay cho biết.
Dĩ nhiên, chi phí cũng là một yếu tố hấp dẫn của các ứng dụng thanh toán điện tử. Ehlers cho biết: "Chúng tôi hướng tới việc hạ thấp chi phí giao dịch điện tử và thay thế tiền mặt ở nhiều nơi. SnapScan không thu bất kì một khoản phí nào từ người mua. Mà người bán sẽ trả một khoản phí giao dịch tương đương hoặc thậm chí nhỏ hơn phí thẻ tín dụng".

FlickPay cũng miễn phí cho người mua. Rusagara họ thỏa thuận với người bán một khoản phí bằng hoặc thấp hơn phí ngân hàng. Mức này không cố định và rất linh hoạt để phù hợp với cả hai bên.
Phương thức giao dịch tiện lợi với chi phí thấp này thu hút rất nhiều sự quan tâm từ cả người bán lẫn người mua, kéo theo sau là sự phổ biến rộng rãi của SnapScan và FlickPay. Ehlers cho biết anh rất vui trước sự phát triển của SnapScan, với khoảng 14.000 người bán ở Nam Phi tham gia, và hàng nghìn người dùng thanh toán mỗi tuần. Còn Rusagara chỉ tiết lộ FlickPay chiếm thị phần khá lớn trên thị trường.

Người Nam Phi dường như đang rất hào hứng với phương thức thanh toán qua điện thoại này, khi một nửa dân số đất nước này có smartphone. Theo báo cáo của ngân hàng FNB (Nam Phi), mỗi tháng nước này có khoảng 230 triệu giao dịch qua điện thoại.

Tiềm năng tăng trưởng của loại hình thanh toán này đã thu hút sự chú ý của nhiều đại gia công nghệ trên thế giới. Hồi tháng 9, Apple đã cho ra mắt dịch vụ thanh toán di động - Apple Pay, cho phép người dùng iPhone 6 mua bán sử dụng hệ thống nhận diện dấu vân tay.

SnapScan và FlickPay nhận định việc Apple tấn công vào thị trường này sẽ mang lại lợi ích chung. Ehlers cho biết định hướng của SnapScan không đơn thuần là chỉ là một công cụ thanh toán, và hệ thống của Apple sẽ giúp ích cho phần lớn thị trường bán lẻ. "SnapScan sẽ cung cấp phương tiện thanh toán cho những người bán không đủ điều kiện sử dụng thẻ, hoặc ở những nơi máy thanh toán thẻ không dùng được", anh nói.

Còn Rusagara cho biết: "Đây không phải lần đâu tiên người dân làm quen với việc kết nối thẻ tín dụng với điện thoại. Apple thực sự đã mở đường cho chúng tôi. Giờ đây, người dân đã trở nên khá thoải mái với hình thức giao dịch này".

Theo Winter - nhà tư vấn độc lập về tài chính doanh nghiệp và công nghệ tài chính cho rằng tầm ảnh hưởng của Apple Pay ở Nam Phi sẽ bị hạn chế. "Apple Pay yêu cầu người bán tích hợp máy cà thẻ, nên sẽ phải mất một thời gian nữa nếu muốn hoạt động ở đây. Anh phải nhớ rằng thị trường Nam Phi hoàn toàn khác với thị trường Mỹ", ông nhận định.

Tính an toàn cũng là vấn đề được quan tâm. Rahul Jain - đồng sáng lập hãng giải pháp thanh toán an toàn Peach Payments, cho biết dữ liệu tín dụng sẽ gặp nguy hiểu nếu thiết bị di động bị mất hoặc bị đánh cắp. Vì vậy, các hãng cần phải có quy định để đảm bảo cho những sự cố này.

"Quy định, hướng dẫn về thanh toán trên di động và an ninh dữ liệu vẫn chưa phát triển đầy đủ như thanh toán trên website", ông nhận xét. Tuy nhiên, Winter cảm thấy những ứng dụng như SnapScan và FlickPay đang góp phần tăng cường an ninh tín dụng, vì người bán sẽ không thể tiếp xúc với thẻ tín dụng của người mua, và như thế các dữ liệu sẽ không có nguy cơ bị sao chép.

Rusagara thì khẳng định đây là hệ thống rất an toàn với cả người bán lẫn người mua. Bởi mã QR sẽ bị vô hiệu sau khi sử dụng hoặc sau 90 giây. Ehlers thậm chí còn nhìn thấy được tiềm năng lấn sân sang những lĩnh vực khác, như trong trường hợp thanh toán phí đậu xe ở trên.

"Các nhà thờ đang rất quan tâm tới ứng dụng của chúng tôi, bởi nó cho phép việc quyên góp các khoản tiền lớn được thực hiện nhanh chóng, đồng thời dẹp bỏ những rắc rối trong việc quản lý tiền mặt. Hi vọng trong tương lai chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm cho nhiều người dùng hơn, và giúp cuộc sống của họ trở nên thuận tiện hơn", anhchia sẻ.
Vnexpress

Vốn FDI đổ vào bất động sản tăng gần gấp 3 lần

Số vốn đầu tư năm 2014 vào khoảng 2,54 tỷ USD, với 35 dự án đăng ký mới. 
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), năm 2014, kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong số các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, sau công nghiệp chế biến, chế tạo. 

Tính đến giữa tháng 12, bất động sản thu hút 35 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Như vậy, số vốn FDI vào lĩnh vực này trong năm 2014 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2013 (cả cấp mới và tăng thêm là 951 triệu USD với 20 dự án). 

Cục Đầu tư Nước ngoài cũng cho biết, tính đến giữa tháng 12, dẫn đầu trong số các ngành, lĩnh vực thu hút vốn FDI là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 774 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14,5 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm 5,2% tổng vốn đăng ký.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2014 đạt khoảng 12,4 tỷ USD, tăng 7,4% so với 2013 và cao hơn 2,9% so với kế hoạch.
Vnexpress

Giá dầu giảm mạnh, ai hưởng lợi lớn

Giới phân tích cho rằng giá dầu thế giới giảm mạnh giúp Mỹ giành thế thượng phong trước một loạt quốc gia đối đầu như Nga, Venezuela và Iran, trong khi không cần tốn quá nhiều công sức.

Từ tháng 5 đến nay, giá dầu thế giới giảm 50%, tác động mạnh đến trật tự kinh tế, chính trị thế giới. Theo giới quan sát, Mỹ là nước hưởng lợi lớn nhất từ cục diện hiện nay, trong khi các quốc gia đối địch với Washington như Nga, Venezuela và Iran đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế do tác động của giá dầu.
Capture2-8430-1419563136.png
Từ tháng 6, giá dầu thế giới giảm từ 115 USD/ thùng xuống còn 65 USD/ thùng. Đồ họa: EIA
"Giá dầu giảm mạnh đang vật ngã các đối thủ chính của Mỹ", New York Times dẫn lời ông Edward Luttwak, cựu cố vấn của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết. "Chúng tôi thậm chí còn không cần phải ra tay".

Việc giá dầu giảm từ 115 USD xuống còn hơn 60 USD/thùng đã ảnh hưởng tới các bước đi chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông chủ Điện Kremlin vốn hi vọng nền kinh tế Nga có thể dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí để vượt qua khó khăn do các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng nay, Moscow đang phải hứng chịu hai tầng áp lực. Hiện nay, hơn một nửa dự toán của chính phủ Nga là từ nguồn thu năng lượng.

Cựu bộ trưởng Tài chính Nga Aleksei Kudrin gần đây lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn diện mà nước Nga đang phải đối mặt. "Hôm nay, có thể nói rằng chúng ta đã hoặc đang bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện. Năm sau, chúng ta sẽ cảm nhận được toàn bộ uy lực của nó", ông phát biểu tại một hội nghị hôm 22/12.

Nền tảng chính trị quan trọng của Tổng thống Putin là lời cam kết về một nước Nga phồn vinh hơn, hùng mạnh hơn. Rất nhiều người dân ủng hộ Putin là bởi cho rằng ông đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Tuy nhiên, nguy cơ trước mắt có thể sẽ làm xói mòn hình tượng trên.

Tại Venezuela, chính phủ nước này vốn hy vọng dựa vào nguồn thu dầu mỏ, tiếp tục chính sách từ thời cố tổng thống Hugo Chavez, xây dựng hình ảnh một đất nước chống "chủ nghĩa đế quốc Mỹ". Nhưng nay, quốc gia Nam Mỹ này đang rất chật vật để duy trì các chương trình xã hội trong nước, càng không thể tiếp tục đường lối ngoại giao tài trợ hào phóng cho các nước đồng minh khác như Cuba.

Nền kinh tế Venezuela phụ thuộc chặt chẽ vào dầu mỏ, chiếm tới 95% nguồn thu xuất khẩu. Giá dầu giảm mạnh khiến quốc gia này đứng trước nguy cơ vỡ nợ, đặc biệt khi tỷ lệ lạm phát lên đến 60%. Tình trạng thiếu thốn một số mặt hàng cơ bản làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế trầm trọng.

Theo một số chuyên gia, việc giá dầu giảm khiến tổn thất của chính phủ Iran lên đến một tỷ USD mỗi tháng. Tình trạng khó khăn hiện nay buộc Teheran đưa ra chính sách cho phép thanh niên nước này dùng tiền để thay cho nghĩa vụ quân sự hai năm bắt buộc. "Chúng tôi đang đứng trước thềm một cuộc khủng hoảng trầm trọng", nhà kinh tế Iran Hossein Raghfar trả lời phỏng vấn báo Etemaad cho biết. "Chính phủ hiện nay rất thiếu tiền".

"Ngay cả khi Quốc hội Mỹ thông qua một lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn với Iran, hiệu quả cũng chỉ đến thế mà thôi", chuyên gia Luttwak bình luận. Teheran đang xem xét việc thỏa hiệp với phương Tây về chương trình hạt nhân, nhằm giải quyết nguy cơ trước mắt.

Theo đánh giá của cựu ngoại trưởng Jordan Marwan Muasher, tình trạng trước mắt sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền, đặc biệt trên vấn đề Syria. "Nga và Iran sẽ khó có thể tiếp tục ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự và ngoại giao", chính trị gia này nói.
Một phần nguyên nhân khiến Cuba gần đây đồng ý bình thường hóa quan hệ với Mỹ được cho là bởi tác động tiêu cực từ việc giá dầu thế giới giảm mạnh đến nền kinh tế của các nước tài trợ chính của Havana.

"Cuba cần gấp nguồn ngoại tệ mạnh, trong khi Nga và Iran đang chịu các lệnh trừng phạt, còn Trung Quốc lại là một đối tác cứng rắn", AP dẫn lời ông Paul Webster Hare, cựu đại sứ Anh tại Cuba, bình luận. "Vì vậy, họ muốn nhanh chóng mở vòi nguồn cung ngoại tệ mới là Mỹ".

Nghi ngờ Mỹ thao túng giá dầu
2014-12-18T163212Z-461842934-G-5982-4517
Tổng thống Vladimir Putin quy kết trách nhiệm cho Mỹ và đồng minh trước những khó khăn kinh tế mà Nga phải đối diện hiện nay. Ảnh: Reuters 

Trong cuộc họp báo cuối năm, Tổng thống Putin quy kết trách nhiệm cho Mỹ và đồng minh trước những khó khăn kinh tế mà Nga phải đối diện hiện nay. Moscow tin rằng Washington và Arab Saudi thông đồng với nhau, cố tình thao túng giá dầu.

"Trước đây, Washington cũng từng yêu cầu Arab Saudi tăng sản lượng dầu mỏ để hạ thấp giá, nhằm làm cạn kiệt nguồn thu tài chính của Moscow, từ đó dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô", một cựu quan chức tình báo KGB có quan hệ mật thiết với Putin cho biết.

Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi, ông Ali Al-Naimi, gần đây cho hay Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) quyết định vẫn sẽ duy trì sản lượng 30 triệu thùng/ ngày, nhằm duy trì thị phần. "Giá dầu có giảm xuống 20 USD, 30 USD, 40 USD, 50 USD hay 60 USD, thì cũng không quan trọng", quan chức này tuyên bố.

Việc Mỹ tăng cường sản lượng dầu đá phiến khiến nguồn cung dầu thô đang vượt cầu, trong khi OPEC vẫn giữ sản lượng ở mức cao, cũng là nhân tố tác động mạnh đến giá dầu thế giới. Ngoài ra, Mỹ cũng công bố những tiến bộ công nghệ đã giúp nước này có thể khai thác dầu đá phiến hiệu quả cao với chi phí thấp hơn trong thời gian ngắn, điều mà trước đây còn là một khó khăn đối với ngành công nghiệp này.

Căn cứ theo số liệu của Cục Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu đá phiến tăng đã bù vào sự sụt giảm sản lượng của dầu mỏ truyền thống, khiến sản lượng dầu thô trung bình một ngày của Mỹ tăng từ 5 triệu thùng năm 2008 lên đến 9 triệu thùng hiện nay. Mức tăng này chỉ thấp hơn Arab Saudi, quốc gia đứng đầu OPEC, nhưng vượt xa Iraq và Iran, tạo động lực cho giá dầu thế giới giảm.  
"Nói tóm lại, giá dầu giảm là việc có lợi cho Mỹ, bởi ba trong bốn đối thủ của chúng ta đang phải chịu sức ép lớn. Dư địa chiến lược của họ đã bị thu nhỏ hơn rất nhiều", ông Edward Luttwak kết luận.
Vnexpress

Thursday, December 25, 2014

Tại sao giá cả hàng hóa cơ bản lại giảm?

Tại sao trong thời gian gần đây, giá của không chỉ dầu lửa mà các loại hàng hóa cơ bản nói chung đều giảm? Trong bài phân tích này, tác giả đưa ra cách lý giải dựa trên chính sách tiền tệ của Mỹ.

Suy trầm trên toàn thế giới?

Giá dầu đã giảm mạnh 40% kể từ tháng 6 – tin tốt cho các nước nhập khẩu dầu mỏ, nhưng lại là tin xấu đối với Nga, Venezuela, Nigeria, và các nước xuất khẩu dầu khác. Một số người cho rằng dầu sụt giá là do sự bùng nổ năng lượng đá phiến của Mỹ. Những người khác lại cho là do OPEC thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về hạn chế nguồn cung.
Câu chuyện không chỉ có thế. Giá quặng sắt cũng giảm. Giá vàng, bạc, và bạch kim cũng tương tự. Điều này cũng đúng đối với giá đường, bông, và đậu tương. Thực tế là giá cả của hầu hết các mặt hàng cơ bản tính bằng đồng đô la đã giảm kể từ nửa đầu năm nay. Mặc dù một loạt các yếu tố ngành hàng cụ thể ảnh hưởng đến giá cả của từng loại hàng hóa, việc xu hướng sụt giảm rộng như vậy – thường tương tự như trường hợp tăng giá lớn – cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô đang có tác động.

Vậy thì những yếu tố kinh tế vĩ mô nào đang khiến giá cả hàng hóa cơ bản tụt giảm? Có thể là do giảm phát. Nhưng dù lạm phát là rất thấp, thậm chí ở mức âm ở một số quốc gia, thì phải có một điều gì khác hơn thế đang diễn ra, bởi giá cả hàng hóa cơ bản đang giảm trong tương quan so với mức giá cả nói chung. Nói cách khác, giá cả hàng hóa cơ bản thực tế đang giảm.

Cách giải thích phổ biến nhất là do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, bởi thế nhu cầu năng lượng, khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp cũng giảm theo. Thật vậy, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại và dự báo GDP đã bị điều chỉnh giảm xuống kể từ giữa năm ở hầu hết các nước.

Nhưng Mỹ là một ngoại lệ điển hình. Sự tăng trưởng của Mỹ dường như đã đứng vững, với tốc độ tăng trưởng hàng năm ước tính vượt quá 4% trong hai quý cuối cùng. Tuy nhiên ngay cả giá cả hàng hóa cơ bản ở Mỹ cũng đang sụt giảm. Chẳng hạn, Chỉ số Giá cả hàng hóa cơ bản tính bằng đồng euro của tờ The Economist thực tế là đã tăng so với năm trước; chỉ có chỉ số tính bằng đồng đô la – thứ thu hút mọi sự chú ý – là đi xuống.

Đồng USD lên giá?

Điều đó khiến chúng ta nghĩ tới chính sách tiền tệ, một yếu tố quyết định giá cả hàng hóa mà tầm quan trọng của nó thường bị bỏ quên. Nhiều người dự đoán việc thắt chặt tiền tệ sẽ diễn ra tại Mỹ, bởi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã chấm dứt gói nới lỏng định lượng hồi tháng 10 và có khả năng sẽ tăng lãi suất ngắn hạn trong năm tới.

Điều này nhắc chúng ta nhớ lại một mẫu hình lịch sử quen thuộc. Việc tỷ lệ lãi suất thực tế - lãi suất sau khi trừ lạm phát - giảm trong những năm 1970, 2002-2004, và 2007-2008 đi kèm với việc giá cả thực tế tăng; còn việc lãi suất thực tế ở Mỹ tăng mạnh những năm 1980 đã đẩy giá cả hàng hóa tính theo đồng đô la sụt giảm.

Có gì đó trực quan trong ý tưởng rằng khi Fed “in tiền”, dòng tiền đổ vào nhiều nơi trong đó có hàng hóa cơ bản và do đó đẩy giá cả hàng hóa cơ bản tăng lên, bởi vậy mà giá cả sẽ giảm khi lãi suất tăng. Nhưng chính xác thì cơ chế nhân quả ở đây là gì?

Trên thực tế, lãi suất thực tế ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa thực tế qua bốn kênh, bên cạnh các tác động mà nó tạo ra thông qua mức độ hoạt động kinh tế.

Thứ nhất, lãi suất cao làm giảm giá cả các mặt hàng có thể lưu trữ được bằng cách gia tăng khuyến khích khai thác trong hôm nay hơn là ngày mai, qua đó thúc đẩy tốc độ khai thác dầu mỏ, quặng vàng, hay gỗ.

Thứ hai, lãi suất cao cũng khiến các công ty giảm ham muốn tích trữ hàng tồn kho (ví dụ như dầu trong các bể chứa).

Thứ ba, các nhà quản lý danh mục đầu tư đáp lại sự gia tăng lãi suất bằng cách chuyển từ hợp đồng hàng hóa cơ bản (mà bây giờ được coi là một “loại tài sản”) sang trái phiếu chính phủ. Cuối cùng, lãi suất cao củng cố đồng nội tệ, do đó làm giảm giá nhập khẩu các mặt hàng cơ bản được buôn bán quốc tế (ngay cả khi giá cả của chúng chưa giảm nếu tính bằng ngoại tệ).

Lãi suất của Mỹ chưa thực sự tăng lên trong năm 2014, vì vậy hầu hết các cơ chế này chưa trực tiếp hoạt động. Nhưng các nhà đầu cơ đang suy tính trước và chuyển dịch khỏi các mặt hàng cơ bản hiện nay với dự đoán lãi suất tương lai cao hơn trong năm 2015; kết quả là sự tăng giá đáng lẽ diễn ra trong năm tới đã đến sớm hơn vào hôm nay.

Thứ tư, tỷ giá đã bắt đầu hoạt động. Viễn cảnh Mỹ thắt chặt tiền tệ trùng hợp với động thái tăng cường kích thích tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản. Kết quả là đồng đô la đã tăng giá so với đồng euro và đồng yên.

Đồng euro đã giảm 8% so với đồng đô la kể từ nửa đầu năm nay và mức giảm của đồng yên là 14%. Điều đó giải thích tại sao giá cả hàng hóa cơ bản tính bằng đồng đô la giảm trong khi tính bằng các loại tiền tệ khác lại tăng.
Effey Frankel - Giáo sư trường Kennedy, Đại học Harvard
Thời Báo Ngân Hàng

Quý 3-2015, sẽ bán cổ phần lần đầu 200 DNNN

Theo kế hoạch của Bộ Tài chính, cuối năm nay sẽ hoàn tất danh sách thực hiện cổ phần hóa (CPH) 200 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và đến cuối quý 3/2015, toàn bộ các doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH sẽ tiến hành bán cổ phần lần đầu (IPO).
Vinashin(nay là SBIC) có tên trong danh sách 200 DNNN phải hoàn tất định giá và CPH năm 2015 Ảnh:TL
Theo kế hoạch sắp xếp đã được Chính phủ phê duyệt thì trong giai đoạn 2014-2015, cả nước sẽ CPH 432 doanh nghiệp, chưa kể số DNNN tiếp tục được rà soát để CPH sau giai đoạn này. Tuy nhiên, tính đến hết 11 tháng đầu năm, mới CPH và sắp xếp được 177 doanh nghiệp, trong đó CPH 115 doanh nghiệp. Con số này tuy tăng mạnh so với kết quả sắp xếp và CPH 180 doanh nghiệp (trong đó có 99 doanh nghiệp CPH ) của giai đoạn 2011-2013 nhưng cần phải đẩy mạnh hơn nữa mới hoàn tất kế hoạch CPH 255 doanh nghiệp còn lại vào cuối năm 2015.

Để đốc thúc tiến độ, Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu, đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp được lên danh sách phải thực hiện CPH. Và đến cuối quý 3/2015, toàn bộ các doanh nghiệp này phải tiến hành bán cổ phần lần đầu.

Tính đến nay, ngoại trừ tiến độ CPH ở Bộ GTVT được đẩy nhanh thì ở các bộ khác thì rất chậm. Tính riêng tại Bộ GTVT,  tỷ lệ CPH các doanh nghiệp thuộc bộ đạt gấp rưỡi kế hoạch đề ra (CPH được 41 doanh nghiệp, trong khi kế hoạch đề ra là 27).

Ngoài 15 doanh nghiệp đã tiến hành IPO như Vietnam Airlines và Cảng Hàng không Việt Nam, còn có các tổng công ty lớn sẽ hoàn thành CPH và bán cổ phần năm 2015 được dư luận quan tâm như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy.
Bộ Tài chính cũng cho biết, trong 10 tháng đầu năm, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái vốn ngoài ngành được 2.415 tỉ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với thực hiện năm 2013, nhưng mới đạt 10,7% so với dự kiến.
TBKTSG Online

Dự báo tích cực cho một số doanh nghiệp trên sàn

Trước những chuyển biến mới về thị trường và ngành nghề, năm 2015 được dự đoán sẽ là năm có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng dự báo tích cực ở một số doanh nghiệp niêm yết (DNNY).

Chuyển hướng ngoạn mục

Đầu tháng 12/2014, trong Đại hội đồng cổ đông bất thường, Kinh Đô ( mã chứng khoán KDC) chính thức công bố chuyển nhượng 80% cổ phần Công ty CP Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho Mondelez International với giá chuyển nhượng 7.847 tỷ đồng.

Với việc chuyển nhượng này, từ nửa cuối năm 2015, Kinh Đô sẽ không còn mảng bánh kẹo - ngành nghề cốt lõi lâu nay của Kinh Đô. Thiếu hụt nguồn thu từ bánh kẹo, kinh doanh của Kinh Đô năm 2015 có bị ảnh hưởng nghiêm trọng?

Theo kế hoạch, với số tiền thu về gần 10.000 tỷ đồng từ bán mảng bánh kẹo, KDC sẽ trích 1.575 tỷ đồng để đầu tư (xem box). Các khoản đầu tư này dự kiến sẽ đem lại 8.900 - 10.200 tỷ đồng doanh thu, cao hơn con số 5.100 tỷ đồng mà KDC đề ra cho năm 2014.

Cụ thể, KDC đặt mục tiêu kem KIDO sẽ góp doanh thu 1.500 - 1.600 tỷ đồng; mảng dầu ăn (Vocarimex) đạt doanh thu 5.500 - 6.000 tỷ đồng; Mì gói ước đạt doanh thu 1.900 - 2.500 tỷ đồng; lãi từ gởi tiền mặt mang về khoảng 750 - 900 tỷ đồng.

Để đạt được kế hoạch này, cuối tháng 11/2014, KDC đã tung ra thị trường 5 sản phẩm mì gói ở phân khúc cấp thấp mang thương hiệu "Đại Gia Đình", hợp tác với Saigon VeWong. Tính đến nay, mì gói của KDC đã đến được 54/63 tỉnh, thành với 86.000 điểm bán trên cả nước. Dự kiến đến tháng 6/2015, Kinh Đô sẽ có thêm sản phẩm mì gói cao cấp.

Trong lĩnh vực dầu ăn, KDC sẽ nâng sở hữu tại Vocarimex từ 24% lên trên 51% vốn và đã cử 3 đại diện vào HĐQT của Vocarimex. Kinh Đô dự kiến phát triển hệ thống phân phối, phát triển một số thương hiệu sản phẩm mới, hỗ trợ kỹ năng hoạt động cho Vocarimex và đến quý II/2015 sẽ tung sản phẩm dầu ăn ra thị trường.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có phần lo lắng cho kế hoạch táo bạo của Kinh Đô. Bởi so với các đối thủ như Acecook Việt Nam, Masan Food thì Kinh Đô vẫn là "lính mới", thiếu kinh nghiệm và còn yếu thế. Các đối tác mà Kinh Đô bắt tay như Saigon VeWong (với thương hiệu mì A-One) và Vocarimex (sản phẩm dầu Voca) chiếm thị phần khiêm tốn trên thị trường.

Đơn cử, theo Euromonitor, năm 2013, Saigon VeWong chỉ chiếm 5,1% thị phần mì gói, thấp hơn rất nhiều so với Acecook Việt Nam (51,5%), Masan Food (16,5%), Asia Food (12,1%). Dù vậy, theo ông Trần Kim Thành, Chủ tịch của Kinh Đô, những ngành hàng mới của KDC đều là chế biến thực phẩm - một ngành có tốc độ tăng trưởng cao và còn rất tiềm năng tại Viêt Nam.

Vì thế, dù có thách thức, rủi ro thì theo lãnh đạo KDC, cơ hội cho Kinh Đô vẫn nhiều. Liệu KDC có thể chuyển hướng thành công và đạt được các mục tiêu như đề ra hay không vẫn còn là ẩn số.

Triển vọng từ đầu tư

Công ty CP Vận tải Đa phương thức Duyên Hải (TCO) là doanh nghiệp vận tải đường bộ, kinh doanh kho bãi với địa bàn hoạt động chính tại khu vực Hải Phòng. Lâu nay, TCO vẫn duy trì kinh doanh ổn định nhờ những lợi thế như vận tải trên tuyến đường cố định, mạng lưới khách hàng lớn và ổn định, quỹ đất dành cho hoạt động kho bãi lớn (10ha) nhưng chỉ mới khai thác khoảng 1ha.

Tuy nhiên, theo BVSC, với việc TCO chuẩn bị triển khai dự án kho DC (Distribution Center), kinh doanh của TCO trong năm 2015 và các năm tiếp theo hứa hẹn nhiều triển vọng.

Kho DC là hình thức kho hiện đại, giúp khách hàng không chỉ lưu trữ mà còn có thể kiểm soát hàng hóa và linh hoạt thời gian vận chuyển. Do tính chất ưu việt, giúp tăng chất lượng lưu kho mà nhu cầu kho DC rất cao. Tại Việt Nam, mới chỉ xuất hiện một số kho DC như kho DC tại KCN VSIP 1 của Unilever, kho DC tại ICD Sóng Thần của P&G, kho DC của Gemadept...

Theo kế hoạch, TCO sẽ chi ra 20 tỷ đồng bằng nguồn vốn chủ sở hữu để khởi công xây dựng kho mới với diện tích 9.000m2 (5.000m2 dành cho kho DC và 4.000m2 xây kho CFS) ngay trong đầu năm 2015 và dự kiến đến quý IV/2015 kho sẽ đi vào hoạt động.

Khi đó, kho DC của TCO sẽ là kho DC đầu tiên tại Hải Phòng với định hướng tập trung vào nguồn khách hàng là các công ty đa quốc gia lớn thuộc ngành hàng tiêu dùng như Nestlé, DutchLady...

Trong năm 2015, kho DC hoạt động với khoảng 60% công suất, ước đem lại 4,8 tỷ đồng doanh thu và 1,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (LNST) cho TCO. Doanh thu và lợi nhuận từ kho DC sẽ tiếp theo tăng trưởng đều đặn khoảng 11,4%/năm và đạt công suất tối đa cho giai đoạn 1, dự kiến góp 32 tỷ đồng doanh thu và 14 tỷ đồng LNST vào năm 2020.

Với Công ty CP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC), năm 2015 dự kiến là năm tăng trưởng đột biến về lợi nhuận, ước tăng 300%. Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Sang, Chủ tịch của TSC, mảng thực phẩm sẽ góp khoảng 60 - 70 tỷ đồng, mảng nông dược từ chỗ chưa đóng góp được gì trong năm 2014 sẽ góp khoảng 15 tỷ đồng lợi nhuận vào năm 2015.

Mảng giống dù còn non trẻ cũng dự kiến đóng góp khoảng 15 tỷ đồng vào lợi nhuận năm. Cùng với đó, ông Sang nhấn mạnh, cộng thêm các khoản lợi nhuận từ thanh lý tài sản và bán hàng thương mại, con số 150 tỷ đồng lợi nhuận cho năm 2015 sẽ khả thi.

Một số công ty bất động sản như Khang Điền (KDH), Đất Xanh (DXG), Nam Long (NLG), Năm Bảy Bảy (NBB)... dự báo một năm 2015 tăng trưởng tốt so với năm 2014.

Điển hình, kinh doanh của KDH năm 2015 hứa hẹn sáng sủa nhờ các yếu tố như đường kết nối cao tốc Long Thành - Dầu Giây sắp hoàn thành và dự án mở rộng đường Lương Định Của (60m) bắt đầu triển khai vào năm 2015 sẽ gia tăng giá trị cho danh mục dự án của KDH.

Năm 2015, KDH dự kiến sẽ triển khai kinh doanh và ghi nhận nguồn thu từ dự án Mega Trí Minh ( 226 căn, chiếm 70% tổng doanh thu dự án ) và Mega Ruby (185 căn, chiếm 79% tổng doanh thu dự án ). Với tiến độ ghi nhận này, giới phân tích ước tính doanh thu của KDH trong năm 2015 tăng gấp đôi, lợi nhuận tăng gấp rưỡi so với năm 2014.

Kinh doanh của một số đơn vị như Vĩnh Hoàn (VHC), Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng dự kiến thay đổi đáng kể nhờ những hoạt động đầu tư mở rộng từ trước đó.

Đơn cử, nhà máy collagen của Vĩnh Hoàn khởi công từ năm ngoái đã chạy thử nghiệm và sau nhiều năm nghiên cứu đầu tư, sản phẩm collagen sẽ có mặt trên thị trường từ quý I/2015, bắt đầu góp phần quan trọng vào cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của công ty. Từ chỗ gần như chưa có đóng góp gì, theo báo cáo thường niên năm 2013, dự kiến collagen sẽ góp 150 tỷ đồng vào doanh thu năm 2015.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp thuộc các ngành như may mặc, da giày, đồ gỗ... dự kiến sẽ hưởng lợi từ các yếu tố thị trường thuận lợi. Cụ thể, ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Gỗ Trường Thành (TTF), chia sẻ, Việt Nam ký kết TPP và VN-EU FTA sẽ là một bước đệm rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nguyên liệu đầu vào trong nước từ rừng trồng như TTF.
Hiện nay TTF đang quản lý gần 12.000ha rừng trồng đã đến chu kỳ khai thác lấy gỗ. Đến cuối năm 2014 TTF sẽ khai thác 500ha rừng và kể từ năm 2015 sẽ khai thác mỗi năm 1.000ha.

Việc này sẽ giúp Công ty thu hồi vốn đầu tư mỗi năm 120 tỷ đồng. Hay Công ty CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC) dự kiến doanh thu năm 2015 đạt 1.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 72 tỷ đồng. Công ty đặt mục tiêu sẽ phát triển doanh thu tăng trưởng 20 - 25%/năm.
Doanh Nhân Sài Gòn

TTCK ngày 26/12: Áp lực điều chỉnh khá cao

"Khối ngoại tiếp tục có phiên mua ròng thứ 4 liên tục với giá trị gần 49 tỷ đồng trên hai sàn là yếu tố tích cực cho thị trường trong trung dài hạn", theo FPTS. Các công ty chứng khoán nhận định diễn biến thị trường ngày 26/12 như sau:


BSC: Tiếp tục giằng co

Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo trước, đà tăng giá sẽ bị thử thách khi áp lực bán chốt lời mạnh dần hơn vào thời gian cuối tuần. Tuy nhiên, thị trường hiện tại cũng không chịu quá nhiều áp lực: (1) khối ngoại đã dừng bán, thậm chí liên tục mua ròng trong 4 phiên trở lại đây, (2) tình hình margin đã bớt căng thẳng lượng tiền vay ở các công ty chứng khoán đã giảm đáng kể, (3) giá dầu đã dừng đà rơi mạnh, và tâm lý nhà đầu tư phần nào quen với tin tức này.

Phiên giảm điểm 25/12 chủ yếu bị tác động bởi sự giảm điểm của nhóm cổ phiếu dầu khí. Các cổ phiếu khác hầu như không biến động quá mạnh. Do đó, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co sideways trong vài phiên tới.

Thanh khoản sẽ tiếp tục duy trì ở mức không cao như trước do (1) sự thận trọng từ phía các bên tham gia, (2) nhà đầu tư nước ngoài sẽ nghỉ lễ và (3) dòng tiền vào thị trường chứng khoán sẽ bị giảm bớt sau tác động của Thông tư 36. Chính vì thế, cơ hội trading trong giai đoạn này không thực sự nhiều.
Nhà đầu tư ưa mạo hiểm có thể mở vị thế mua trong phiên giảm điểm như phiên 25/12. Lưu ý chung là duy trì sự cân bằng giữa tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu trong danh mục. Trong trường hợp nắm giữ quá nhiều cổ phiếu, nhà đầu tư nên tận dụng phiên tăng điểm để hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu. Nhà đầu tư giữ quan điểm thận trọng nên đứng ngoài quan sát thêm, chờ sự ổn định hơn từ thị trường.

BVSC: Hoạt động bắt đáy nên được hạn chế

Thị trường có phiên điều chỉnh trên cả 2 sàn với thanh khoản duy trì ở mức thấp và độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về số mã giảm điểm. Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí tiếp tục là tác nhân chính tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư, trong đó có thể kể đến tín hiệu giảm điểm ngay từ đầu phiên của các mã GAS, PVS, PVD.

Bên cạnh đó, các mã bluechips truyền thống như VNM, MSN, VIC, VCB... cũng đã có 1 phiên giao dịch gây thất vọng khi đồng loạt giảm điểm. Tính riêng trong rổ VN30, chỉ duy nhất DPM, DRC, EIB tăng điểm nhưng không đủ mạnh để hỗ trợ thị trường.

Với việc Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) công bố dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 19/12 bất ngờ tăng cao kỷ lục, trái với dự đoán của các chuyên gia, đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung toàn cầu.

Giá dầu WTI ngay lập tức diễn biến theo chiều hướng tiêu cực và đang giao dịch ở mức 55,84 USD/bbl, giảm đáng kể so với mức đỉnh 58,45 USD/bbl cách đây chỉ vài ngày. Đây là nguyên nhân chính khiến các mã cổ phiếu ngành dầu khí bị bán mạnh trong phiên ngày 25/12, tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực cho toàn thị trường bất chấp các thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên hai sàn. Điểm đáng lưu ý là trái ngược với trạng thái bán mạnh của nhà đầu tư nội trong các phiên gần đây, khối nhà đầu tư ngoại đã có phiên mua ròng trở lại thứ 4 liên tiếp trên sàn HoSE.

Chúng tôi tiếp tục đánh giá triển vọng TTCK Việt Nam trong trung và dài hạn ở mức tích cực. Mặc dù vậy, diễn biến khó lường của giá dầu trong ngắn hạn có thể tạo áp lực lớn đến diễn biến của thị trường.

Nhà đầu tư với mức độ chịu đựng rủi ro cao có thể tăng cường hoạt động trading để tối ưu hóa lợi nhuận. Đối với nhà đầu tư thận trọng, hoạt động bắt đáy nên được hạn chế cho đến khi giá dầu ổn định trở lại và cho thấy xu hướng rõ rệt hơn.

FPTS: Áp lực điều chỉnh của thị trường khá cao

Như chúng tôi đã nhận định ở bản tin trước, áp lực điều chỉnh của thị trường sau khi tăng từ 513 lên 544 điểm là khá cao. Chỉ số VN-Index phiên ngày 25/12 đã đảo chiều giảm điểm, đóng cửa ở 532,01 điểm, giảm 7,43 điểm, tương ứng giảm 1,38%.

Sự giảm điểm này bắt nguồn từ áp lực chốt lời của nhóm dầu khí và lan tỏa sang các nhóm khác như bất động sản, chứng khoán... Áp lực bán mạnh giúp thanh khoản cải thiện được phần nào so với ngày 24/12, nhưng vẫn ở mức thấp.

Ngày 24/12 chỉ số VN-Index chính thức đóng cửa dưới SMA(5) là 534.87 điểm và chúng tôi cho rằng, khả năng xu hướng điều chỉnh này còn tiếp diễn. Ngưỡng hỗ trợ mạnh cho thị trường hiện tại chính là khoảng 513 - 518 điểm, là mức thấp nhất trong ngày 17/12.

Chúng tôi kỳ vọng sẽ có lực cầu vào hỗ trợ mạnh tại đây. Khối ngoại tiếp tục có phiên mua ròng thứ 4 liên tục với giá trị gần 49 tỷ đồng trên hai sàn là yếu tố tích cực cho thị trường trong trung dài hạn.

MBKE: Xu hướng giảm sẽ kết thúc nếu VN-Index không xuyên thủng 510

Thị trường có phiên giảm mạnh đầu tiên kể từ đầu tuần. Xác lập sắc đỏ ngay từ những phút đầu của phiên giao dịch, đà giảm mở rộng dần theo thời gian sau đó và đóng cửa tại vùng thấp nhất trong ngày.

Thanh khoản vẫn nằm ở vùng thấp trong ngày 25/12. HOSE có 67,6 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị 954,6 tỷ đồng (-1,2%), trong khi HNX có 34,1 triệu đơn vị khớp lệnh với giá trị 410 tỷ đồng (-28%). Thanh khoản thấp đột ngột một phần do hiệu ứng từ kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới, nhưng quan trọng hơn có lẽ xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư sau một giai đoạn suy giảm mạnh trước đó.

Kết quả giảm mạnh hơn cùa VN-Index có ảnh hưởng không nhỏ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa cao trên HSX. Thống kê cho thấy hầu hết các cổ phiếu vốn hóa cao tại HSX đã suy giảm trong ngày 25/12, điển hình như: GAS (-4,2%), VIC (-1,71%), VCB (-0,99%), HPG (-0,97%), MSN (-1,2%),…
Khối ngoại vẫn duy trì việc mua ròng nhưng giá trị mua ròng có suy giảm (một phần bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ lễ).

Thị trường đang giảm trở lại sau khi đã hồi phục tương đối tính từ đầu tuần, đợt điều chỉnh này có ý nghĩa quan trọng trong nhìn nhận của chúng tôi về triển vọng sắp tới của thị trường.

Nếu pha điều chỉnh không sâu dưới mức 510 để tạo ra đáy thấp hơn, xu hướng giảm mạnh trước đó có khả năng kết thúc và thị trường có thể tìm đến các kịch bản sáng sủa hơn. Ngược lại, tình hình sẽ trở về mức bi quan.

MBS: Xem xét giảm tỷ trọng cổ phiếu

Thanh khoản thị trường phiên này vẫn duy trì ở mức thấp chưa cho thấy tín hiệu tích cực nào của dòng tiền hiện nay, sự hạn chế của yếu tố này đang là nguyên nhân chính khiến thị trường chỉ hồi phục yếu thời gian gần đây và đã giảm trở lại trong phiên này, chúng tôi cũng nhận thấy tâm lý nghỉ ngơi của đa số nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ dương lịch.

Khối ngoại phiên này tiếp tục có phiên mua ròng, tuy nhiên lượng mủa ròng giảm đáng kể so với các phiên trước với giá trị mua ròng chỉ hơn 41 tỷ đồng, trong đó hơn 37 tỷ mua qua giao dịch khớp lệnh và hơn 4 tỷ đồng mua qua giao dịch thỏa thuận.

Giảm điểm mạnh nhất trong phiên này là nhóm cổ phiếu dầu khí và nhóm cổ phiếu bluechip trong VN30, HNX 30. Đây là các nhóm cổ phiếu có sự hồi phục lớn nhất trong 3 phiên đầu tuần, thực tế này cho thấy lực lực bán mạnh có thể đến từ chính các nhà đầu tư đã bắt đáy thành công trong các phiên cuối tuần trước do nhận thấy thị trường thiếu động lực tăng tiếp, áp lực này khiến thị trường giảm nhiều hơn so với nhiều dự báo trước đó.

Với thực tế đó, chúng tôi khuyến nghị mà đầu tư xem xét giảm tỷ trọng cổ phiếu trong các thời điểm thị trường tăng điểm trong phiên, duy trì tỷ lệ tiền mặt cao và tiếp tục quan sát diễn biến sắp tới để chọn điểm mua phù hợp.

MSBS: Hoạt động Trading T+ vẫn nên thận trọng

Sau khi giao dịch cầm cự trong phiên sáng 25/12, sự vắng bóng của dòng tiền lớn đã khiến cho nguồn cung mất kiên nhẫn vào phiên chiều dẫn đến tình trạng bán ra cổ phiếu ở giá thấp khiến VN-Index mất 1,38% tiến sát ngưỡng hỗ trợ 530 điểm. Tâm lý chốt lời ngắn hạn của nhiều nhà đầu tư có thể vẫn sẽ tiếp tục xảy ra vào ngày 26/12, khi thị trường vẫn chưa có thông tin hỗ trợ.

Đỉnh điểm của quá trình giảm điểm có thể xảy ra vào giữa phiên 2 ngày 27/12 khi VN-Index đánh mất mốc 530 điểm và tiến về vùng hỗ trợ 520-527 điểm. Đến phiên chiều chỉ số sẽ hồi lại, nhưng kết thúc vẫn là một phiên giảm điểm.

Chúng tôi duy trì quan điểm mua vào những cổ phiếu cơ bản tốt trong những phiên giảm mạnh và tiến hành nắm giữ. Hoạt động Trading T+ vẫn nên thận trọng trong giai đoạn hiện nay.

SHS: Sẽ tiếp tục các phiên lình xình

Biến động giá trong phiên ngày 25/12 diễn ra khá tiêu cực khi lực cầu chốt lời ngắn hạn tăng cao sau khi hàng loạt cổ phiếu trụ cột có xu hướng xác lập đỉnh ngắn hạn sau các phiên tăng điểm khá tích cực vừa qua.

Xét về mặt chỉ số, VN-Index đã tăng liên tục từ vùng đáy 518 điểm tới mức 540 điểm trong khoảng thời gian khá ngắn và vì vậy, những phiên điều chỉnh như ngày 25/12 là hết sức bình thường trong giai đoạn thị trường tìm lại sự cân bằng.

Các thông tin vĩ mô hỗ trợ liên tiếp được đưa ra trong thời gian gần đây sẽ giúp thị trường tránh khỏi đà lao dốc. Tuy vậy với thanh khoản yếu như hiện tại, chúng tôi vẫn nghiêng về kịch bản thị trường sẽ tiếp tục có các phiên giao dịch lình xình tăng giảm xen kẽ trong thời gian tới.
Doanh Nhân Sài Gòn