Ứng dụng những lời khuyên bảo của Mohandas Karamchand Gandhi trong việc lãnh đạo trong môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Nội dung nổi bật:Lãnh tụ Mahatma Gandhi được xem như biểu tượng của nhà lãnh đạo yêu chuộng hòa bình với những triết lý sâu sắc có thể ứng dụng vào nhiều mặt trong cuộc sống, trong đó có cả việc làm thế nào để biến đổi và thu phục nhân tâm trong doanh nghiệp:
- Hãy trở thành sự thay đổi bạn muốn thấy trên thế giới
- Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm đều hòa hợp.
- Con đường tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên đi bản thân khi phục vụ người khác.
- Sức mạnh gồm có hai loại. Một loại có được từ nỗi sợ bị trừng phạt, còn loại kia có được từ những hành động yêu thương.
Mohandas Karamchand Gandhi, thường được mọi người biết với tên Mahatma (nghĩa là “linh hồn vĩ đại”) Gandhi từng là một vị lãnh tựu nổi bật trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ đế quốc Anh của nhân dân Ấn Độ. Ông được tôn thờ như một biểu tượng của hòa bình và sự thật. Trên cương vị một nhà lãnh đạo, chúng ta có thể học được rất nhiều từ những lời dạy của ông.
Mặc dù những câu nói và lời dạy của Gandhi chủ yếu được ứng dụng chung vào toàn nhân loại, có nhiều lời khuyên của ông có thể được áp dụng một cách thích hợp và biến đổi phù hợp với môi trường làm việc.
“Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn được thấy trên thế giới này”
Một trong những cách đơn giản nhất để dẫn dắt và tạo cảm hứng cho nhân viên là việc trở thành một tấm gương lãnh đạo tốt. Sau tất cả thì hành động có ý nghĩa lớn hơn cả lời nói - nhất là đối với nhân viên. Trách nhiệm của người chủ chính là tạo cảm hứng và động viên nhân viên của mình thúc đẩy bản thân và đạt đến hiệu quả làm việc cao nhất.
Do các nhân viên thường có xu hướng quan sát những gì sếp của mình làm, người quản lý phải hành xử một cách đúng đắn. Chẳng hạn như, nếu như tán gẫu trong giờ làm gây xao lãng nhân viên khác và có tác động xấu đến văn hóa của công ty, hãy lái các cuộc nói chuyện xa ra khỏi việc này. Nếu nhân viên không nhận trách nhiệm cho sai lầm của họ, hãy chỉ cho họ thấy làm cách nào để giải trình một cách công khai khi cần thiết.
“Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm đều hòa hợp”
Nói một cách khác, hạnh phúc trong công sở và năng suất làm việc phụ thuộc rất lớn vào việc liên kết những suy nghĩ, từ ngữ và hành động của các nhân viên. Đây là việc làm hết sức quan trọng tới việc sắp xếp những mục tiêu của nhân viên phù hợp với mục đích chung của công ty.
Nhân viên nên thấu hiểu được những mục tiêu của công ty, vì thế cho nên sếp chính là người phải gắn kết các nhiệm vụ lại với nhau. Một nhân viên thường xuyên được cập nhật và hiểu được chiến lược của công ty có thể sắp xếp những mục tiêu của họ tốt hơn để từ đó đạt được mục tiêu của tổ chức.
“Con đường tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên đi bản thân khi phục vụ người khác”
Một phẩm chất mà nhiều nhà lãnh đạo có điểm chung với nhau chính là họ sẵn sàng giúp những người cần giúp đỡ. Đây là một tính cách đặc biệt cần thiết cho việc lãnh đạo trong môi trường làm việc. Trong việc nỗ lực đễ giữ những nhân viên hài lòng với vị trị của họ và xa hơn nữa là tạo động lực cho nhân viên theo đuổi những mục tiêu trong công việc, hãy xem xét áp dụng một chính sách mở. Hãy cho nhân viên biết rằng, khi họ cần giúp đỡ, họ luôn được chào đón – và được khuyến khích – yêu cầu sự giúp đỡ.
Lời khuyên này từ Gandhi còn có thể kể đến các nỗ lực nhân ái của công ty. Việc hợp tác trong hoạt động cho đi không chỉ có ảnh hướng lâu dài vào cộng đồng, mà còn đem lại lợi ích cho hình ảnh của công ty, tinh thần đồng đội, sự cam kết của nhân viên và tinh thần của họ. Một công ty có chung một mục đích phục vụ sẽ cùng nhau lớn mạnh và phát triển.
“Sức mạnh gồm có hai loại. Một loại có được từ nỗi sợ bị trừng phạt, còn loại kia có được từ những hành động yêu thương”
Sức mạnh dựa trên sự yêu thương có hiệu quả gấp ngàn lần và vĩnh cửu hơn cả loại sức mạnh đạt được từ nỗi sợ hãi và những hình phạt. Cách mà một nhà quản lý đối xử với nhân viên của họ có thể sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến ý chí và năng suất làm việc của họ. Theo khảo sát vào năm 2014 thực hiện trên 2.100 giám đốc tài chính và gần 300 nhân viên được thực hiện bởi Tổ chức quản lý nhân lực trong xã hội (SHRM), chỉ ra rằng sự không hạnh phúc với cách quản lý chính là một trong những lý do hàng đầu các nhân viên rời bỏ công việc của họ.
Để nuôi dưỡng một đội ngũ nhân viên hạnh phúc và trung thành, hãy chủ động cho họ thấy họ được trân trọng nhiều như thế nào trong công việc. Hãy công nhận những thành công của nhân viên và chúc mừng những cột mốc quan trọng của họ. Ngay cả một lời “cảm ơn” đơn giản có thể là một sự khác biệt lớn đối với các nhân viên.
Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur
No comments:
Post a Comment