Tuesday, March 24, 2015

Tình yêu sâu sắc của ông Lý Quang Diệu và phu nhân Kha Ngọc Chi

Ông Lý Quang Diệu có thể được biết đến với những quyết định cứng rắn trên chính trường, nhưng tình yêu của ông dành cho vợ lại vô cùng cảm động và sâu sắc. Cùng nhìn lại chuyện tình đẹp của họ qua từng chặng đường đáng nhớ trong đời

LyQuangDieu-Vo
Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã qua đời rạng sáng hôm qua 23-3, hưởng thọ 91 tuổi. Không chỉ người dân ở đảo quốc sư tử mà cả bạn bè thế giới đều ngưỡng mộ và tiếc thương ngài Lý. Ông đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, cống hiến hết mình cho đất nước và viên mãn trong cuộc sống gia đình, nhất là chuyện tình sâu sắc với người vợ quá cố Kha Ngọc Chi.  Có câu, “đằng sau mỗi người đàn ông thành công luôn có bóng dáng của một người phụ nữ”. Nhưng bà Kha Ngọc Chi không chỉ đơn giản là người phụ nữ đứng đằng sau ông Lý Quang Diệu, bà là người thầm lặng hỗ trợ ông, cống hiến hết mình cho đất nước và gia đình.

Họ đã gắn bó với nhau hơn 3/4 cuộc đời. Trong điếu văn đọc tại tang lễ của vợ ông cách đây 5 năm, Lý Quang Diệu đã viết: “Tôi đã lưu giữ biết bao kỷ niệm quý giá trong suốt 63 năm tôi và bà bên nhau. Nếu không có bà, tôi đã là một con người hoàn toàn khác, với một cuộc sống hoàn toàn khác. Bà đã dành trọn cuộc đời cho tôi, cho các con. Bà luôn ở bên tôi khi tôi cần. Bà đã sống một cuộc sống tràn hơi ấm tình thương và đầy ý nghĩa. Có lẽ tôi nên cảm thấy được an ủi vì những gì bà đã làm được trong 90 năm cuộc đời”.
LyQuangDieu-lovestory-25

Từ đối thủ đến tình nhân

Tình yêu của họ chắc chắn không phải là chuyện tình sét đánh. Ông Lý Quang Diệu gặp bà Kha Ngọc Chi khi đang học tại trường Raffles College ở Singapore. Ban đầu họ là đối thủ của nhau trong học tập và người trội hơn lại là bà Kha . Bà là người đứng đầu trong lớp về môn Kinh tế học và tiếng Anh trong khi ông Lý xếp thứ hai. Tình bạn của họ bắt đầu từ những lần “chạm trán” với nhau trong học tập. Rồi dần dần, tình bạn đã chuyển thành tình yêu.


Lần xa nhau đầu tiên 

Tháng 9-1946, ông Lý quyết định đi Anh du học về luật. Bà Kha thì ở lại trường Raffles quyết tâm giành học bổng do nữ hoàng Anh trao tặng hàng năm. Chỉ có một người Singapore có thể nhận học bổng này – điều đó có nghĩa là nếu bà Kha không giành được, bà sẽ phải ở nhà đợi ông Lý học xong trong 3 năm.

Một trong hai tấm hình mà ông Lý Quang Diệu nhờ người em họ chụp vào tháng 9-1946 để ông mang theo đặt trong phòng khi đi học ở Anh
Một trong hai tấm hình mà ông Lý Quang Diệu nhờ người em họ chụp vào tháng 9-1946 để ông mang theo đặt trong phòng khi đi học ở Anh

Sự chia xa đối với những người trẻ tuổi là không tránh khỏi, vì ai cũng có hoài bão của mình. Nhưng đó lại là một thử thách lớn trong tình yêu mà cặp đôi này phải đối mặt. Năm 1946 ông Lý đã viết:
“Tôi hỏi rằng liệu cô ấy có chịu đợi tôi trong 3 năm nếu không trúng học bổng hay không. Cô ấy hỏi lại tôi rằng tôi có biết cô ấy lớn hơn tôi 2 tuổi rưỡi không. Tôi trả lời có, và đã cân nhắc rất kỹ điều này.

Tôi luôn trưởng thành hơn tuổi và những người bạn của tôi cũng lớn tuổi hơn tôi. Hơn nữa, tôi muốn có bạn gái ngang tầm với mình chứ không muốn một người chưa chín chắn và luôn cần phải chăm sóc. Tôi khó mà tìm được ai khác có cùng suy nghĩ và chia sẻ được sở thích với mình như cô. Và thế là cô ấy nói sẽ chờ tôi”.


Trước đó do chiến tranh việc học của ông Lý tại trường Raffles bị gián đoạn. Do không có chuyên môn cũng như công việc, cha mẹ của bà Kha đã không đánh giá cao người con rể tương lai. Mặc dù vậy, bà Kha luôn đặt niềm tin hết mình nơi ông.


Kết quả sau đó bà Kha đã xuất sắc giành được học bổng vào tháng 6 năm sau và họ tái ngộ tại đại học Cambridge.
Ảnh Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi chụp khi đang là sinh viên đại học Cambridge ở Anh năm 1946
Ảnh Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi chụp khi đang là sinh viên đại học Cambridge ở Anh năm 1946

Bí mật kết hôn 

Khi ông Lý đưa ra ý định kết hôn bí mật, bà Kha đã đồng ý không chút do dự. Theo bà, nếu không kết hôn họ sẽ vẫn sống với nhau mà không danh phận.  Thế là, vào tháng 12-1947, cặp đôi bí bật kết hôn tại Stratford-upon-Avon, nơi William Shakespeare sinh ra. Trên đường đến đây từ London, ông Lý đã mua một chiếc nhẫn bạch kim tặng cho bà Kha. Sau đó bà đã đeo chiếc nhẫn như một mặt dây chuyền khi trở về trường Cambridge. Khi đến Stratford-upon-Avon, cặp đôi đến Phòng đăng ký kết hôn tại đây làm thủ tục. Hai tuần sau, họ chính thức thành vợ chồng.
Bí mật kết hôn  Khi ông Lý đưa ra ý định kết hôn bí mật, bà Kha đã đồng ý không chút do dự. Theo bà, nếu không kết hôn họ sẽ vẫn sống với nhau mà không danh phận.  Thế là, vào tháng 12-1947, cặp đôi bí bật kết hôn tại Stratford-upon-Avon, nơi William Shakespeare sinh ra. Trên đường đến đây từ London, ông Lý đã mua một chiếc nhẫn bạch kim tặng cho bà Kha. Sau đó bà đã đeo chiếc nhẫn như một mặt dây chuyền khi trở về trường Cambridge. Khi đến Stratford-upon-Avon, cặp đôi đến Phòng đăng ký kết hôn tại đây làm thủ tục. Hai tuần sau, họ chính thức thành vợ chồng. LyQuangDieu-lovestory-6  Tuy nhiên, việc bí mật kết hôn của họ được giữ kín cả sau khi cha mẹ họ qua đời và chỉ được tiết lộ khi ông Lý viết hồi ký.
Việc bí mật kết hôn của họ được giữ kín cả sau khi cha mẹ họ qua đời và chỉ được tiết lộ khi ông Lý viết hồi ký.

Hôn lễ thứ hai 

Ông Lý từng viết: “Tôi không nghĩ đó là một sự xúc phạm vì đã kết hôn hai lần, với cùng một người”.  Sau khi cả hai trở về Singapore, họ làm việc trong một hãng luật có tên Laycock & Ong với vai trò hỗ trợ pháp lý. Trong khi bà Kha lo việc soạn thảo văn bản luật, ông Lý phụ trách các vụ kiện tụng. Tháng 9-1950, họ kết hôn lần thứ hai theo nguyện vọng của bạn bè và cha mẹ hai bên. Hôm đó, vị cán bộ chứng hôn đã đến trễ 15 phút và ông Lý đã thẳng thắn phê bình ông này. Họ đãi tiệc tại khách sạn Raffles buổi chiều cùng ngày.
LyQuangDieu-3

Kết tinh tình yêu 

Tháng 2-1952, Lý Hiển Long, cậu con trai đầu lòng ra đời. Bà Kha nghỉ sinh trong 1 năm. Cùng tháng đó, ông Lý được hãng luật giao cho vụ kiện của Hội Liên hiệp các nhân viên Bưu chính Viễn thông. Họ muốn có những điều khoản và dịch vụ tốt hơn từ phía chính phủ. Hai tuần sau ông Lý đã dàn xếp vụ kiện thành công. Việc này có công của bà Kha, người đã giúp ông chỉnh sửa bản thảo các điều khoản thương lượng ngay trong thời gian chăm con ở nhà, để nó mạch lạc và dễ hiểu hơn. Bà cũng giúp ông thay đổi cách hành văn, viết câu ngắn hơn với giọng văn chủ động hơn. Năm 1955, cô con gái thứ hai, Lý Vỹ Linh chào đời và hai năm sau đến lượt cậu con trai út Lý Hiển Dương.
LyQuangDieu-lovestory-8

Hình ảnh mẫu mực của một người vợ Châu Á 


Năm 1976, bà Kha đã nói: “Tôi luôn đi sau chồng 2 bước như một người vợ Châu Á chuẩn mực”. Nhưng qua những trang viết của ông Lý, có thể thấy bà Kha không chỉ là vợ mà còn là bạn tri kỷ và ngưới cố vấn cho ông.  Năm 1954, bà Kha đã giúp ông Lý soạn thảo Hiến pháp của Đảng Nhân dân hành động (PAP). Ông cũng từng nói bà Kha có khả năng đoán tính cách của một con người và thường là rất đúng. Trước khi Singapore sát nhập vào Malaysia, bà Kha đã nhìn thấy trước cuộc sát nhập sẽ không thành công vì sự khác biệt trong phong cách sống và cách các nhà lãnh đạo Malaysia thực hiện chính sách. Và bà đã đúng.

Singapore sau đó đã bị yêu cầu tách khỏi Malaysia năm 1965. Bộ trưởng Tư Pháp Eddie Barker đã soạn thảo sẵn một bộ luật cho việc ly khai này nhưng bỏ qua cam kết của chính phủ về việc đảm bảo thỏa thuận cung cấp nước cho Singapore từ Malaysia. Ông Lý đã nhờ vợ mình bổ sung và nhờ vào bản cam kết mạch lạc này, ông Lý rất yên tâm mỗi khi các nhà lãnh đạo Malaysia đe dọa cắt nguồn nước.
Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và phu nhân trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 11-1980
Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và phu nhân trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 11-1980

Cơn đột quỵ đầu tiên 

Cả đời bà Kha chỉ xoay quanh việc chăm sóc chồng con. Là con trai cả trong gia đình người Peranakan (lai giữa Trung Quốc và Malay), ông Lý chưa từng phải bận tâm những việc nhỏ. Tuy nhiên, năm 2003, khi bà Kha bị đột quỵ lần đầu tiên, ông đã nỗ lực điều chỉnh cuộc sống để chăm sóc bà, mặc dù khi đó ông vẫn đang là thành viên trong nội các chính phủ, và sau đó là người cố vấn cho Thủ tướng. Dù bận rộn nhưng ông vẫn theo dõi tận tình chế độ trị liệu phức tạp của vợ. Do bà Kha bị mất thị giác bên mắt trái nên ông Lý luôn ngồi bên trái của bà trong bữa ăn, nhắc bà ăn nốt phần thức ăn bên trái đĩa. Ông cũng khéo léo dọn dẹp gọn phần thức ăn mà bà Kha làm rơi bên tay trái. Ông động viên bà bơi lội mỗi ngày và tự tay đo huyết áp cho bà vài lần trong ngày. Mặc dù con gái ông, bà Lý Vỹ Linh đã nhờ một bác sỹ sáng chế ra dụng cụ đo huyết áp như một chiếc đồng hồ, bà Kha vẫn “thích chồng đo huyết áp cho mình hơn”.
LyQuangDieu-lovestory-11

Cơn đột quỵ thứ hai 

Bà Kha bị đột quỵ lần hai dẫn đến liệt giường vào tháng 5-2008. Do bà không thể theo chồng ra ngoài nên mỗi ngày khi ông Lý đi làm về, ông đều ngồi bên giường vợ và giành 2 tiếng để kể cho bà nghe những việc ông đã làm trong ngày, đọc những bài thơ mà bà thích. Việc này diễn ra đều đặn, không hề bị gián đoạn một đêm nào. Do những quyển thơ dày và nặng nên ông Lý đễ để lên một chiếc kệ để bản nhạc (loại đặt trước mặt các nhạc công khi chơi). Trong một lần khi đang đọc cho bà nghe, ông đã ngủ gật, đập đầu vào kệ và bị trầy da. Ông tự trách bản thân và vẫn tiếp tục đọc cho bà mỗi đêm.  Dù ông Lý không theo đạo nhưng ông vẫn cầu nguyện cho vợ. Khoảng thời gian tăm tối ấy đối với ông còn khó vượt qua hơn cả những áp lực chính trị mà ông gặp phải khi Singapore tách khỏi Malaysia.
Vợ chồng ông Lý Quang Diệu và con trai cả, đương kim thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Vợ chồng ông Lý Quang Diệu và con trai cả, đương kim thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Lần từ biệt cuối cùng 

Sau khi nằm liệt giường trong hai năm, bà Kha đã không thể qua khỏi và từ trần ở tuổi 89. Tại lễ tang của bà, ông Lý khi đó đã 87 tuổi, chống gậy bước đến bên quan tài, đặt lên người bà một cành hoa hồng đỏ, dùng tay truyền nụ hôn lên lên trán bà. Người vợ yêu quý của ông – bà Kha Ngọc Chi hay Chi (Choo) như cách gọi thân mật của ông, đã rời xa ông sau 63 năm bên nhau đầy ắp kỷ niệm.
LyQuangDieu-lovestory-15

Ông Lý là người có công xây dựng và phát triển Singapore như ngày nay. Người Sing gọi ông là “Người cha lập quốc”. Dù với thành tựu và danh xưng gì đi nữa, đến cuối cùng ông vẫn chỉ đơn giản là người đàn ông yêu vợ đến khi cái chết chia lìa họ. Hãy dùng những lời của Lý Quang Diệu để tóm tắt cho mối tình son sắt bất chấp thời gian này:  “Chúng tôi không bao giờ cho phép đối phương cảm thấy bị bỏ rơi hay cô đơn trong bất kỳ trường hợp nào. Do đó, chúng tôi đã đối mặt với tất cả khủng hoảng trong đời cùng nhau, chia sẻ sợ hãi lẫn hi vọng, đau buồn lẫn hân hoan. Những cơn khủng hoảng đã gắn kết chúng tôi chặt chẽ với nhau. Qua năm tháng, số lần gắn kết của chúng tôi ngày càng tăng”.
.
Ông bà Lý thổi nến nhân thọ thần lần thứ 77 của ông năm 2000
Ông bà Lý thổi nến nhân thọ thần lần thứ 77 của ông năm 2000

Theo Harper’s Bazaar Việt Nam

No comments:

Post a Comment