Kiếm tiền đã khó, giữ được còn khó hơn. Không phải ai trong chúng ta cũng biết chi tiêu và kết cục của kẻ hoang phí tiền bạc thường không mấy tốt đẹp, Business Insider đúc kết.
1. Sống đơn giản
Phương châm "sống đơn giản" có thể mang ý nghĩa khác nhau với mỗi người. Tuy nhiên, đối với phần lớn chúng ta, điều này gợi ra hình ảnh về sự từ bỏ - từ bỏ những gì ta yêu quý. Sự thật là bạn có thể giữ lại cho mình rất nhiều điều quý giá bằng cách sống đơn giản (một cách tiết kiệm) trong nhiều khía cạnh.
Ví dụ như bạn có thể thích ăn ngon, nhưng không quan tâm nhiều đến quần áo. Vậy thì bạn có thể mua quần áo hàng thùng và bỏ thêm chút tiền cho đồ ăn. Điều đó không có nghĩa là bạn hoang phí mua đồ ăn.
Bên cạnh đó bạn vẫn cần cắt giảm các khoản chi khác nữa. Những người tiết kiệm được tiền làm như thế này: Họ cắt giảm chi tiêu cho những thứ không cần thiết để tiết kiệm tiền. Bạn sẽ ngạc nhiên về những khoản mình tiết kiệm được.
2. Nhớ rằng "kiến tha lâu cũng đầy tổ"
Nếu bạn chỉ có thể tiết kiệm được vài đôla mỗi tuần, có lẽ tiêu chúng sẽ đơn giản hơn. Tuy vậy nếu tiết kiệm được 15 USD một tuần thì sau 20 năm bạn sẽ có được hơn 62.000 USD (tính cả lãi suất 8%). Còn nếu con số tiết kiệm hàng tuần là 30 USD, thì cuối cùng bạn sẽ có hơn 124.000 USD.
Như vậy liệu có đủ cho bạn dưỡng già? Chắc là không, nhưng đây rõ ràng không phải một khoản tiền nhỏ. Hãy tưởng tượng xem con số sẽ có ý nghĩa ra sao nếu sau này bạn dành khoản đó để mua nhà, hoặc để cho con hay cháu bạn vào ngày sinh nhật thứ 25 của chúng.
Những người lắm tiền hiểu rằng "kiến tha lâu cũng đầy tổ". Họ có thể bán đồ trên eBay, mở tài khoản ngân hàng ưu đãi và nhiều điều khác nữa. Họ không tự cho phép mình tiêu tiền, thay vì thế họ nghĩ xem làm thế nào để nhân chúng lên nhiều lần.
Hãy học cách tiết kiệm và tiêu tiền đúng lúc, đúng chỗ. Ảnh: Business Insider
3. Đừng coi thường tiền miễn phí
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều mời chào bằng các các chính sách hưu trí, cổ phiếu hay những ưu đãi đầu tư khác. Về cơ bản, đó chính là tiền họ cho không bạn vì bạn đã làm việc cho họ.
Vấn đề nan giải ở đây là các nhà tuyển dụng thường sẽ đòi hỏi bạn phải trích một phần trong lương của mình ra cho các khoản đầu tư này trước khi bạn về hưu. Nếu bạn cảm thấy không thừa thãi tiền thì có lẽ sẽ chả thích thú gì khi thấy lương mình bị trừ một khoản.
Làm gì để giàu hơn trong năm 2015?
Dưới đây là 15 bí quyết có thể giúp tình hình tài chính của bạn luôn “thăng hoa” bất chấp biến động kinh tế trong năm 2015 do Business Insider tổng hợp.
Trong khi đó, những người tiết kiệm thành công luôn tận dụng những ưu đãi như thế này. Họ hiểu rằng tiền miễn phí không phải lúc nào cũng sẵn có, và họ sẽ phải nhìn xa trông rộng. Họ thà có nhiều tiền về sau còn hơn có được chút tiền từ bây giờ, kể cả khi họ phải sống đơn giản hơn để đạt được điều đó.
4. Lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu
Bạn không phải người duy nhất khiếp sợ từ "ngân sách". Chúng ta thường coi "ngân sách" là một điều gì đó rất hạn chế, phá hỏng cuộc vui. Thay vào đó, hãy nghĩ rằng ngân sách chính là chìa khoá tự do. Nếu bạn giữ được nó, bạn sẽ biết chính xác rằng bạn được tiêu bao nhiêu mà vẫn có thể tiết kiệm lâu dài.
Những người giỏi tiết kiệm biết được tiền họ đi đâu về đâu. Họ nắm rõ các hoá đơn và những nghĩa vụ tài chính của bàn thân. Ngoài ra họ cũng đảm bảo rằng vừa thực hiện được những nghĩa vụ đó và vừa dành ra một khoản cho tương lai. Những người này sống mà không lo lắng về tài chính, bởi họ biết rằng vẫn còn tiền cho những điều quan trọng.
5. Hiểu cách mà bộ não nhận thức về thời gian
Tiết kiệm tiền đòi hỏi bạn phải vượt qua ý muốn tiêu tiền vào những thứ khác. Để làm được điều đó, bạn cần hiểu chính bộ não của mình. Bạn cần nắm được cách thức các loại quảng cáo tác động đến bạn, cũng như hiểu rằng khi mục tiêu còn ở phía xa thì não bạn có xu hướng khiến bạn tin rằng ngày hôm nay còn quan trọng hơn.
Những người tiết kiệm thành công nhìn vào các con số trước khi đưa ra bất cứ quyết định tài chính nào. Họ hiểu rằng nhận thức của họ có thể sai lệch, và vì thế họ thường cân nhắc về logic và các dữ kiện. Một vài người còn nhận ra rằng: quá trình thực hiện mục tiêu càng lâu thì mục tiêu càng có vẻ xa vời. Hãy tìm cách nắm bắt sự phức tạp của bộ não bạn.
Nếu bạn lớn lên trong nghèo khó, có thể bạn sẽ nhạy cảm hơn về các nhu cầu hay sự thiếu thốn. Bạn thường sẽ tiêu nhiều hơn khi không cảm thấy thoả mãn nhu cầu cá nhân. Hiểu được khía cạnh này về bản thân mình thì bạn sẽ tránh được các phản ứng cảm tính và lựa chọn thông minh hơn.
Theo Zing
No comments:
Post a Comment