Saturday, February 28, 2015

2 nữ tướng ngành sữa vào danh sách quyền lực nhất châu Á


Danh sách của Forbes năm nay có tên cả 2 bà chủ doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam là Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Vinamilk và Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH.
 
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (Asia's Power Businesswomen). Các đại diện năm nay đến từ 16 quốc gia và tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh. Trung Quốc thống trị danh sách với 14 đại diện, theo sau là Ấn Độ, Thái Lan và Singapore.

Năm nay, Việt Nam chỉ có 2 đại diện. Đó là bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH.
mai-kieu-lien-1255-1425092711.jpg
Bà Mai Kiều Liên đã 4 năm liên tục vào top doanh nhân nữ quyền lực châu Á. Ảnh: Forbes
 
Forbes nhận xét Vinamilk là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Theo hãng nghiên cứu Nielsen, hãng hiện có 51% thị phần sữa nước. Doanh thu năm 2014 của công ty đã tăng 14% lên 1,7 tỷ USD nhờ có 2 nhà máy mới. Bà Mai Kiều Liên đang nỗ lực đưa con số này lên 3 tỷ USD năm 2017 bằng cách mở rộng ra nước ngoài.

Vinamilk hiện xuất khẩu sang 30 quốc gia và đang tăng bán sản phẩm tại Trung Đông, châu Phi và Cuba. Dù vậy, Vinamilk cũng đang đối mặt với một số khó khăn. Lợi nhuận năm ngoái gần như đứng yên do giá nguyên liệu thô - chủ yếu là bột sữa nhập khẩu - tăng cao.
thai-huong-4315-1425092711.jpg
Bà Thái Hương là đại diện thứ 2 của Việt Nam năm nay. Ảnh: Forbes

Bà Thái Hương là đại diện mới nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách này. Bà mới chỉ tham gia vào lĩnh vực sữa từ năm 2009 với cam kết thay đổi ngành sữa Việt Nam. Từ đó, Tập đoàn TH đã đầu tư 450 triệu USD để nhập khẩu và nuôi bò, nhằm sản xuất sữa sạch với công nghệ Israel. Hãng hiện sở hữu đàn bò 40.000 con trên diện tích 8.100 hécta và đang có kế hoạch nâng lên 37.000 hécta. TH ước tính doanh thu năm 2014 vượt 200 triệu USD với một phần ba thị phần sữa tươi trong nước. Đây là thách thức với hãng sữa lớn nhất Việt Nam - Vinamilk. Bà Thái Hương tham gia kinh doanh năm 1994 và là nhà sáng lập Ngân hàng Bắc Á. Hiện bà vẫn là chủ tịch nhà băng này.

Để chọn ra danh sách năm nay, Forbes dựa trên các tiêu chí: doanh thu công ty (thường là hàng tỷ USD), vị trí của ứng cử viên trong công ty và mức độ tham gia vào công việc. Bà Mai Kiều Liên đã lọt danh sách này từ năm 2012. Năm 2013, Việt Nam có thêm một đại diện là bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang. Còn năm ngoái, Việt Nam có 3 đại diện, thêm bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Ngân hàng Đông Nam Á (SeAbank).
Theo Vnexpress

Thursday, February 26, 2015

Bill Gates: Tỷ phú tuổi Ất Mùi quyền lực nhất thế giới

Bill Gates sinh ngày 13/9 năm Ất Mùi. Ông là doanh nhân, nhà từ thiện, đồng sáng lập công ty phần mềm Microsoft và là tỷ phú giàu có số 1 thế giới.

Nội dung nổi bật:
- Tử vi cho rằng, người tuổi Mùi thẳng thắn, lương thiện, có khát vọng mãnh liệt và quan hệ rộng.
- Những đặc điểm này gần như đều đúng với doanh nhân, tỷ phú giàu có số 1 thế giới là Bill Gates.


Theo tử vi, người tuổi Mùi tính tình hiền lành, thẳng thắn, biết cảm thông, hoà đồng, chăm lao động, họ làm gì cũng đều khiến người khác thấy tin tưởng, đôi lúc chủ quan cố chấp. Họ có khát vọng mãnh liệt, chí tiến thủ, giỏi giao tiếp, quan hệ rộng. Họ khảng khái, khi bạn bè gặp khó khăn, họ tuyệt đối không "thấy chết mà bỏ đi". Bản chất của họ tốt, lương thiện, thường sống tốt với mọi người. Họ hiểu rằng phải tiết kiệm, không được tiêu hoang bừa bãi.

Tất cả những điều này dường như đều đúng với tỷ phú tuổi Ất Mùi Bill Gates.

Ông sinh ngày 28/10/1955 (tức ngày 13/9 năm Ất Mùi theo âm lịch) tại Washington, Mỹ. Ông là nhà sáng lập ra tập đoàn khổng lồ Microsoft, là doanh nhân, nhà từ thiện, nhà đầu tư người Mỹ. Liên tiếp kể từ năm 1995 đến 2014, Bill Gates luôn đứng trong hàng ngũ tỷ phú giàu có nhất thế giới theo thống kê tỷ phú của Forbes với khối tài sản lên tới 81,1 tỷ USD.

Ban đầu ông nổi tiếng là nhà đồng sáng lập ra Microsoft – công ty phần mềm lớn nhất thế giới cùng tỷ phú Paul Allen vào năm 1975. Gần như toàn bộ sự nghiệp của ông gắn liền với Microsoft và ông đã nắm giữ rất nhiều vị trí quan trọng gồm chủ tịch, CEO, Kỹ sư phần mềm trưởng và là cổ đông lớn nhất của tập đoàn này tính đến tháng 5/2014.

Hiện tại, ông đang xếp vị trí thứ 1 trong danh sách những người giàu có nhất thế giới theo thống kê của Forbes. Giữa năm 2009 và 2014, tài sản của ông đã tăng thêm gấp đôi từ 40 tỷ USD lên hơn 82 tỷ USD. Giữa năm 2013 và 2014, khối tài sản này tiếp tục được gia tăng thêm 15 tỷ USD, tức là lớn hơn tổng GDP của Iceland 1,5 tỷ USD vào năm 2014.

Không chỉ tạo ra được cuộc cách mạng máy tính cá nhân, ông còn khiến cả thế giới ngưỡng mộ và nể phục với những đóng góp trong lĩnh vực từ thiện.

Hiện ông cùng vợ của mình là bà Melinda Gates đang nỗ lực hết mình điều hành tổ chức từ thiện Bill&Melida Gates và giúp thế giới. Hơn 1 thập kỷ qua, tổ chức từ thiện của vợ chồng tỷ phú Bill và Melinda Gates đã dành hàng tỷ USD để chiến đấu với những dịch bệnh truyền nhiễm. Tính tổng cộng kể từ khi thành lập vào năm 2000, Gates&Melinda Foudation đã “dốc túi” 31,6 tỷ USD trong tổng số 42,3 tỷ USD dành cho các hoạt động này.

Trong năm 2007, Bill và Melinda Gates được vinh danh là nhà từ thiện hào phóng thứ 2 thế giới khi hiến tặng 28 tỷ USD. Gần đây nhất là khoản từ thiện trị giá 1,5 tỷ USD giá trị cổ phiếu tập đoàn Microsoft.

Bill Gates kết hôn với Melinda French Gates vào ngày 1/1/1994 và có 3 người con. Ông từng tuyên bố công khai rằng sẽ chỉ để lại cho các con khoản thừa kế 10 triệu USD mỗi người và hiến tặng 95% tổng tài sản của mình để làm từ thiện. Quan điểm của ông là: “Cho những đứa trẻ quá nhiều tiền không phải là điều tốt cho chúng”.

Bản thân là tỷ phú giàu có nhất thế giới nhưng tỷ phú Bill Gates lại luôn theo chủ nghĩa tiết kiệm. Thực tế, trước khi sở hữu máy bay riêng, Bill Gates vẫn di chuyển bằng vé hạng phổ thông cho đến tận năm 1997. Ông vẫn luôn cho rằng việc sở hữu phi cơ riêng là “phô trương thái quá”.

Theo Tri Thức Trẻ

Tuesday, February 24, 2015

Đầu tư đất nông nghiệp an toàn hơn vàng


Market Watch cho rằng đồng Zloty Ba Lan, đôla Singapore hay đất nông nghiệp là một trong những nơi trú ẩn an toàn mới cho nhà đầu tư ngày nay.
 
Hy Lạp vẫn còn nguy cơ rời khỏi eurozone, khủng hoảng tại Ukraine còn tiếp diễn, và giá dầu lại đang trên đà đi xuống, tạo nên một chuỗi bất ổn ở Trung Đông. Theo kịch bản thường được dự đoán, nền kinh tế toàn cầu dường như đang sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng kế tiếp. Nếu điều đó xảy ra, dòng tiền sẽ lại tìm đến những nơi trú ẩn an toàn.

Từ nhiều năm nay, nhà đầu tư đã đặt cược tiền của họ vào franc Thụy Sĩ hoặc những công cụ khác như trái phiếu Chính phủ Mỹ, hoặc vàng. Vấn đề là không một công cụ nào ở trên thật sự còn an toàn như trước đây.
land-4247-1424775386.jpg
Đất nông nghiệp là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất hiện nay. Ảnh: Shutterstock

Thụy Sĩ đang áp dụng lãi suất âm, nghĩa là nhà đầu tư sẽ mất tiền nếu gửi vào ngân hàng. Luật thuế khắc nghiệt cũng khiến người Mỹ và châu Âu gần như không thể mở tài khoản tại ngân hàng Thụy Sĩ. Đó là chưa nói đến chuyện có tài khoản tại đây sẽ khiến họ bị nghi ngờ đang giấu của.

Trong khi đó, vàng đang kẹt trong xu hướng giảm, còn trái phiếu Chính phủ Mỹ lại có lãi suất rất thấp. Vàng không còn an toàn như trước kia. Trong một thời gian ngắn, Bitcoin từng nổi lên như một nơi trú ẩn cho những ai không ưa tiền mặt. Nhưng biến động giá quá lớn và không bền vững trong thời gian dài đã khiến tiền ảo này dần kém hấp dẫn.

Thay vào đó, nhà đầu tư có thể xem xét 4 công cụ đầu tư an toàn sau đây nếu lo ngại về cuộc khủng hoảng sắp xảy ra. Hẩm trú ẩn đầu tiên, đặc biệt nếu bạn là nhà đầu tư Châu Âu, chính là đồng Zloty Ba Lan.

Sau khi tách khỏi Liên Xô vài chục năm trước, Ba Lan đã đạt bước tiến thần kỳ. Với nợ quốc gia thấp và hiến pháp giới hạn việc vay nợ, cộng với dân số đông và tốc độ tăng trưởng mạnh, đồng Zloty Ba Lan có thể sẽ là một trong các đồng tiền an toàn nhất châu Âu và trên toàn thế giới. Ba Lan cũng nhiều lần bác bỏ khả năng gia nhập khu vực đồng euro trong tương lai gần.

Tiếp theo, hãy đầu tư vào đồng Shekel của Israel và Đôla Singapore.

Một quốc gia nhỏ với tài chính vững mạnh và công nghệ cao như Israel có nhiều điểm tương đồng với Thụy Sĩ. Cũng giống người Thụy Sĩ, người Israel phải can thiệp vào thị trường để giảm giá nội tệ. Đây là dấu hiệu cho thấy các yếu tố nền tảng đang đẩy tiền tệ của họ lên cao. Lãi suất tại đây cũng không cao, chỉ 0,25%, nhưng ít nhất vẫn là số dương.

Tương tự Israel, Singapore cũng được ví như một phiên bản khác của Thụy Sĩ. Với nợ thấp và người lao động nổi tiếng chăm chỉ, đây sẽ là một hầm trú ẩn tốt cho nhà đầu tư. Singapore cũng đang rất thành công và tăng trưởng mạnh trong mảng ngân hàng.

Thứ ba, hãy xem xét đất nông nghiệp. Tại Anh, giá đất đang tăng rất nhanh, thậm chí đắt giá hơn cả nhà ở "phố tỷ phú" Kenshington, theo hãng môi giới bất động sản Knight Frank. Đất nông nghiệp đã tăng giá hơn 300% từ 2003, khá giống vàng. Tốc độ này nhanh hơn cả giá nhà và chứng khoán. Ở các nước khác, sự việc cũng diễn ra tương tự. Đất nông nghiệp có chất lượng không phải là một thị trường có tính thanh khoản cao. Nó cũng đòi hỏi đầu tư để duy trì và bảo vệ. Nhưng với tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao, đất nông nghiệp là khoản đầu tư không bao giờ bị mất giá trị.

Và cuối cùng, hãy giữ số tiền giấy của bạn. Hai đại gia thẻ Visa và Mastercard luôn tìm mọi cách thuyết phục chúng ta rằng tiền giấy đã lỗi thời và nên sử dụng dịch vụ của họ. Nhưng trong thế giới đầy rẫy lãi suất âm, và lãi suất trái phiếu cũng vậy, tiền giấy sẽ là một khoản đầu tư hấp dẫn. Dĩ nhiên, bạn sẽ không nhận được tiền lãi từ việc giữ tiền giấy, nhưng với tình hình giảm phát và lãi suất âm như hiện nay, điều đó cũng chẳng có vấn đề gì cả.
Theo Vnexpress

Môi giới địa ốc, khi “Tây” hết thiêng

Tại nhiều dự án, người ta không còn thấy tên tuổi của các doanh nghiệp tiếp thị nước ngoài...

Môi giới địa ốc, khi “Tây” hết thiêng
Thị phần môi giới địa ốc đang dần dịch chuyển từ những "ông Tây" sang các "cò" trong nước.
 
Buổi tiệc tất niên khá hoành tráng của một doanh nghiệp môi giới bất động sản gần đây đã ít nhiều lột tả được bức tranh đang sáng hơn của thị trường bất động sản.

Doanh nghiệp này cho biết đã thực hiện thành công hơn 500 giao dịch trong năm 2014, gấp 3 lần của năm trước đó.

Thế nhưng, đâu đó vẫn có những doanh nghiệp từng nổi như cồn trong lĩnh vực tiếp thị, môi giới dự án lại phải ngậm ngùi đón một cái Tết kém vui.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2014, số lượng giao dịch bất động sản tại hai thành phố lớn nhất nước đạt xấp xỉ 22 nghìn sản phẩm, trong đó Hà Nội có khoảng 11.500 giao dịch thành công, gấp hơn hai lần năm 2013, trong khi Tp.HCM đạt khoảng 10.400 giao dịch thành công, tăng 30% so với năm trước đó.

Cũng chính nhờ giao dịch tăng mạnh nên lượng hàng tồn kho đã giảm đáng kể, khi mà tổng giá trị tồn kho bất động sản đến cuối năm 2014 chỉ còn khoảng 73.889 tỷ đồng, giảm 20.569 tỷ đồng,  so với cùng kỳ năm 2013.

Còn nếu so với đầu 2013, tổng giá trị tồn kho bất động sản đã giảm hơn 54.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 40%.

Thanh khoản thị trường tăng nhanh, không ít người sẽ nghĩ tới những đóng góp nhất định của một số doanh nghiệp môi giới, tiếp thị bất động sản, đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài như CBRE, Savills, Cushman & Wakefield, Knight Frank, Collier…

Tuy nhiên thực tế lại đang diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Dẫu rằng, không thể phủ nhận mấy năm trước, hoạt động bán hàng của những “ông Tây” chiếm gần như đại đa số thị phần môi giới, tiếp thị dự án.

Tại nhiều dự án bất động sản lớn ở Hà Nội, người ta không còn thấy tên tuổi của các doanh nghiệp tiếp thị nước ngoài được treo trước cửa công trình. Báo giới cũng không còn tham dự nhiều cuộc ký kết hợp tác hay công bố “đại lý phân phối độc quyền” của các doanh nghiệp này như trước đây.

Thay vào đó, những doanh nghiệp môi giới bất động sản “100% vốn nội” lại đang ngày càng chứng tỏ khả năng bán hàng của mình. Gần đây, dễ thấy những cái tên như Đất Xanh, G5, Vic, Phú Quý Land, Hoàng Vương…xuất hiện khá dày đặc tại các dự án đình đám.

Chủ đầu tư một dự án lớn cho hay, sở dĩ các doanh nghiệp bất động sản đang có xu hướng lựa chọn doanh nghiệp trong nước đứng ra lo khâu bán hàng, là bởi phí hoa hồng thấp hơn nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi kinh nghiệm bán hàng cũng như mạng lưới nhân viên lại không thua kém.
Theo Vneconomy

Blog chứng khoán: Hứng khởi ngày đầu năm

Sự chủ động của người mua đã tăng lên đáng kể hôm nay, nhưng tiền chưa đủ nhiều. Thị trường này chỉ nên mua chậm rãi...

Blog chứng khoán: Hứng khởi ngày đầu năm
SSI chưa đủ lực thoát khỏi vùng dao động tích lũy.

Sự chủ động của người mua đã tăng lên đáng kể hôm nay, nhưng tiền chưa đủ nhiều. Thị trường này chỉ nên mua chậm rãi vì giá sẽ còn dao động lớn.

Thị trường ngày 24/2/2015:

Phiên đầu tiên thị trường giao dịch trở lại đã tạo được lợi thế tốt về tâm lý. Dù gì giá cũng tăng và danh mục của đa số tiếp tục được cải thiện. Không có thông tin gì xấu trước mắt là điều kiện tốt để tăng trưởng.

Điều còn thiếu là tiền. Mới một phiên, khó xác định được thanh khoản suy giảm có thực sự do tiền hay do tâm lý. Vốn nội thuần hôm nay giảm gần 5%, còn 1.209 tỷ. Lượng tiền này là thấp.

Tuy nhiên khối lượng khớp bán chủ động đang giảm nhanh và lượng khớp mua chủ động tăng. Lượng khớp dưới tham chiếu cũng giảm mạnh. Đây là biểu hiện của tâm lý tích cực, người bán không thực sự giao dịch quyết liệt. Yếu tố tâm lý đang hỗ trợ khả năng đi lên.

Giao dịch hôm nay có một số “điểm nổ” tích cực, tạo đà tâm lý. Ngân hàng tỏ ra mạnh mẽ nhưng cũng mới có VCB là mạnh, còn lại vẫn chỉ mang tính retest đỉnh cũ, chưa có gì đặc biệt. Ngay cả VCB nếu không được nhồi lệnh cuối phiên thì cũng chưa có gì chắc chắn sẽ vượt đỉnh.

Dòng ngân hàng vẫn đang là địa chỉ hút tiền lớn nhất nhưng thực tế là thanh khoản đang giảm. Khi dòng cổ phiếu nóng nhất giảm về tiền thì cần có sự phân bổ lại vốn trên thị trường. Điều cần là thanh khoản tăng lên với mức độ tập trung vốn giảm xuống. Đó là biểu hiện của dòng vốn lan tỏa đều hơn.

Chốt lại thị trường hôm nay tốt và tiền chưa vào nhiều không phải là vấn đề đáng lo. Một hai phiên dao động không có nhiều ý nghĩa. Điều tích cực nhất hôm nay là yếu tố tâm lý. Khi giá trị tài sản được phục hồi, áp lực tâm lý sẽ giảm xuống và mọi người cùng vui. Điều cần tiếp theo là kích thích lượng vốn lớn đang quan sát nhập cuộc mạnh mẽ hơn.

Giao dịch:

SSI chạy hơi nhanh, không đua kịp. Dừng giao dịch. Điều chỉnh stoploss cho SSI lên 26.7, HCM lên 31.5.

Blog chứng khoán: Hứng khởi ngày đầu năm 1
Danh mục theo dõi:

SSI:

Một phiên đột phá khá mạnh ở SSI với giá High lên 27.7 nhưng đã lùi về 27.5 lúc đóng cửa. Về cơ bản SSI vẫn đang dao động trong vùng tích lũy xác định khoảng 26.5-27.5 và chưa đủ lực để đột phá. 

Vol hôm nay tăng 22% và nước ngoài mua 199k giá bình quân trên 27.4. Lượng mua của nước ngoài giảm đi và thanh khoản tăng tức là vốn nội vào khá hơn. Đây là điều tốt. Tuy nhiên mức độ hút tiền vẫn còn thấp, chưa đủ để tạo đột phá.

SSI đang hình thành vùng dao động rõ ràng và đáy đã được xác nhận. Yếu tố còn thiếu là thanh khoản. Nếu số đông có cái nhìn tích cực về triển vọng thì lượng vốn vào sẽ phải lớn hơn. Lượng vốn tích lũy T+3 hiện tại vẫn đang thấp hơn thời điểm tháng 1 ở cùng một vùng giá. 

Blog chứng khoán: Hứng khởi ngày đầu năm 2
HCM:

Giá tăng nhưng Vol giảm 49% và chủ yếu là giằng co, HCM vận động bình thường, mang tính phản ứng theo SSI là chính. Bù lại HCM không có cung thực sự lớn. Chờ đợi vài phiên nữa để quan sát thanh khoản.

Blog chứng khoán: Hứng khởi ngày đầu năm 3
* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.   
Theo Vneconomy

9 “start-up” công nghệ đắt giá nhất thế giới

Danh sách 9 công ty công nghệ mới thành lập (start-up) được định giá từ 10 tỷ USD hiện nay, do trang Business Insider giới thiệu...

<b>9. Dropbox</b><br><br>Mức định giá: 10 tỷ USD<br>CEO: Drew Houston (ảnh)<br>Năm thành lập: 2007<br>Lĩnh vực cụ thể: Dropbox cho phép người sử dụng dễ dàng lưu trữ và chia sẻ thông tin trên web. Trang này có hơn 200 triệu người sử dụng trên toàn thế giới.<br>Tổng số vốn đã huy động được: 1,1 tỷ USD<br>Các nhà đầu tư chính: Accel Partners, Benchmark Capital, Greylock Ventures
9. Dropbox

Mức định giá: 10 tỷ USD
CEO: Drew Houston (ảnh)
Năm thành lập: 2007
Lĩnh vực cụ thể: Dropbox cho phép người sử dụng dễ dàng lưu trữ và chia sẻ thông tin trên web. Trang này có hơn 200 triệu người sử dụng trên toàn thế giới.
Tổng số vốn đã huy động được: 1,1 tỷ USD
Các nhà đầu tư chính: Accel Partners, Benchmark Capital, Greylock Ventures
<b>8. Airbnb</b><br><br>Mức định giá: 10 tỷ USD<br>CEO: Brian Chesky (ảnh trái)<br>Năm thành lập: 2008<br>Lĩnh vực cụ thể: Airbnb giống như một chợ trực tuyến cho phép người dùng rao nhà cho thuê ở tạm thời. Hiện Airbnb đã có mặt ở 190 quốc gia.<br>Tổng số vốn đã huy động được: 794,8 triệu USD<br>Các nhà đầu tư chính: Andreessen Horowitz, Founders Fund, Sequoia Capital, Greylock Partners
8. Airbnb

Mức định giá: 10 tỷ USD
CEO: Brian Chesky (ảnh trái)
Năm thành lập: 2008
Lĩnh vực cụ thể: Airbnb giống như một chợ trực tuyến cho phép người dùng rao nhà cho thuê ở tạm thời. Hiện Airbnb đã có mặt ở 190 quốc gia.
Tổng số vốn đã huy động được: 794,8 triệu USD
Các nhà đầu tư chính: Andreessen Horowitz, Founders Fund, Sequoia Capital, Greylock Partners
<b>7. Pinterest</b><br><br>Mức định giá: 11 tỷ USD<br>CEO: Ben Silbermann<br>Năm thành lập: 2008<br>Lĩnh vực cụ thể: Pinterest giúp người sử dụng chia sẻ và lưu trữ hình ảnh và nội dung trên Internet.<br>Tổng số vốn đã huy động được: 762,5 triệu USD<br>Các nhà đầu tư chính: Andreessen Horowitz, Bessemer Venture Partners, Rakuten
7. Pinterest

Mức định giá: 11 tỷ USD
CEO: Ben Silbermann
Năm thành lập: 2008
Lĩnh vực cụ thể: Pinterest giúp người sử dụng chia sẻ và lưu trữ hình ảnh và nội dung trên Internet.
Tổng số vốn đã huy động được: 762,5 triệu USD
Các nhà đầu tư chính: Andreessen Horowitz, Bessemer Venture Partners, Rakuten
<b>6. Flipkart</b><br><br>Mức định giá: 11 tỷ USD<br>CEO: Sachin Bansal (ảnh trái)<br>Năm thành lập: 2007<br>Lĩnh vực cụ thể: Flipkart là một trang thương mại điện tử chuyên về hàng điện tử và các nội dung như sách và nhạc.<br>Tổng số vốn đã huy động được: 2,5 tỷ USD<br>Các nhà đầu tư chính: Digital Sky Technologies, T Rowe Price, Morgan Stanley, Vulcan Capital, Tiger Global Management<br>
6. Flipkart

Mức định giá: 11 tỷ USD
CEO: Sachin Bansal (ảnh trái)
Năm thành lập: 2007
Lĩnh vực cụ thể: Flipkart là một trang thương mại điện tử chuyên về hàng điện tử và các nội dung như sách và nhạc.
Tổng số vốn đã huy động được: 2,5 tỷ USD
Các nhà đầu tư chính: Digital Sky Technologies, T Rowe Price, Morgan Stanley, Vulcan Capital, Tiger Global Management
<b>5. SpaceX</b><br><br>Mức định giá: 12 tỷ USD<br><br>CEO: Elon Musk (ảnh)<br>Năm thành lập: 2002<br>Lĩnh vực cụ thể: SpaceX thiết kế, sản xuất, và phóng các thiết bị thám hiểm vũ trụ.<br>Tổng số vốn đã huy động được: 1,2 tỷ USD<br>Các nhà đầu tư chính: Founders Fund, Draper Fisher Jurvetson, Google
5. SpaceX

Mức định giá: 12 tỷ USD

CEO: Elon Musk (ảnh)
Năm thành lập: 2002
Lĩnh vực cụ thể: SpaceX thiết kế, sản xuất, và phóng các thiết bị thám hiểm vũ trụ.
Tổng số vốn đã huy động được: 1,2 tỷ USD
Các nhà đầu tư chính: Founders Fund, Draper Fisher Jurvetson, Google
<b>4. Plantir</b><br><br>Mức định giá: 15 tỷ USD<br>CEO: Alexander Karp (ảnh)<br>Năm thành lập: 2004<br>Lĩnh vực cụ thể: Palantir là một công ty phần mềm và dịch vụ chuyên về phân tích dữ liệu. Trong số khách hàng của công ty này có Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).<br>Tổng số vốn đã huy động được: 1 tỷ USD<br>Các nhà đầu tư chính: Founders Fund, Tiger Global Management, Glynn Capital Management, Jeremy Stoppelman
4. Plantir

Mức định giá: 15 tỷ USD
CEO: Alexander Karp (ảnh)
Năm thành lập: 2004
Lĩnh vực cụ thể: Palantir là một công ty phần mềm và dịch vụ chuyên về phân tích dữ liệu. Trong số khách hàng của công ty này có Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Tổng số vốn đã huy động được: 1 tỷ USD
Các nhà đầu tư chính: Founders Fund, Tiger Global Management, Glynn Capital Management, Jeremy Stoppelman
<b>3. Snapchat</b><br><br>Mức định giá: 16-19  tỷ USD<br>CEO: Evan Spiegel (ảnh)<br>Năm thành lập: 2012<br>Lĩnh vực cụ thể: Snapchat là một ứng dụng cho phép gửi tin nhắn hình ảnh và video.<br>Tổng số vốn đã huy động được: 684 triệu USD<br>Các nhà đầu tư chính: Yahoo, Kleiner Perkins, Benchmark Capital, Lightspeed Venture Partners, Coatue Management, SV Angel<br><br>Mức định giá: 16-19  tỷ USD<br>CEO: Evan Spiegel (ảnh)<br>Năm thành lập: 2012<br>Lĩnh vực cụ thể: Snapchat là một ứng dụng cho phép gửi tin nhắn hình ảnh và video.<br>Tổng số vốn đã huy động được: 684 triệu USD<br>Các nhà đầu tư chính: Yahoo, Kleiner Perkins, Benchmark Capital, Lightspeed Venture Partners, Coatue Management, SV Angel
3. Snapchat

Mức định giá: 16-19  tỷ USD
CEO: Evan Spiegel (ảnh)
Năm thành lập: 2012
Lĩnh vực cụ thể: Snapchat là một ứng dụng cho phép gửi tin nhắn hình ảnh và video.
Tổng số vốn đã huy động được: 684 triệu USD
Các nhà đầu tư chính: Yahoo, Kleiner Perkins, Benchmark Capital, Lightspeed Venture Partners, Coatue Management, SV Angel

Mức định giá: 16-19  tỷ USD
CEO: Evan Spiegel (ảnh)
Năm thành lập: 2012
Lĩnh vực cụ thể: Snapchat là một ứng dụng cho phép gửi tin nhắn hình ảnh và video.
Tổng số vốn đã huy động được: 684 triệu USD
Các nhà đầu tư chính: Yahoo, Kleiner Perkins, Benchmark Capital, Lightspeed Venture Partners, Coatue Management, SV Angel
<b>2. Uber</b><br><br>Mức định giá: 41,2 tỷ USD<br>CEO: Travis Kalanik (ảnh)<br>Năm thành lập: 2009<br>Lĩnh vực cụ thể: Uber là một ứng dụng gọi taxi kết nối người sử dụng với người có xe riêng. <br>Tổng số vốn đã huy động được: 5,9 tỷ USD<br>Các nhà đầu tư chính: Benchmark Capital, Menlo Ventures, Google Ventures, KPCB
2. Uber

Mức định giá: 41,2 tỷ USD
CEO: Travis Kalanik (ảnh)
Năm thành lập: 2009
Lĩnh vực cụ thể: Uber là một ứng dụng gọi taxi kết nối người sử dụng với người có xe riêng.
Tổng số vốn đã huy động được: 5,9 tỷ USD
Các nhà đầu tư chính: Benchmark Capital, Menlo Ventures, Google Ventures, KPCB
<b>1. Xiaomi</b><br><br>Mức định giá: 46 tỷ USD<br>CEO: Jun Lei (ảnh)<br>Năm thành lập: 2010<br>Lĩnh vực cụ thể: Xiaomi là một nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Hãng này được coi là một trong những nhà sản xuất smartphone dùng hệ điều hành Android thành công nhất hiện nay.<br>Tổng số vốn đã huy động được: 1,4 tỷ USD<br>Các nhà đầu tư chính: Digital Sky Technologies, HOPU Investment Management Company, DST Global, IDG Capital Partners, Qualcomm Ventures, Morningside Group
1. Xiaomi

Mức định giá: 46 tỷ USD
CEO: Jun Lei (ảnh)
Năm thành lập: 2010
Lĩnh vực cụ thể: Xiaomi là một nhà sản xuất smartphone Trung Quốc. Hãng này được coi là một trong những nhà sản xuất smartphone dùng hệ điều hành Android thành công nhất hiện nay.
Tổng số vốn đã huy động được: 1,4 tỷ USD
Các nhà đầu tư chính: Digital Sky Technologies, HOPU Investment Management Company, DST Global, IDG Capital Partners, Qualcomm Ventures, Morningside Group

Theo Vneconomy

Monday, February 23, 2015

Không vốn vẫn có thể làm giàu


Sau 5 năm mở công ty quản lý và cung ứng nguồn giảng viên nước ngoài, anh Quyền đạt doanh thu gần 20 tỷ đồng mỗi năm. Anh chia sẻ nếu không có vốn, bạn trẻ có thể khởi nghiệp trong các ngành dịch vụ.

Dưới đây là bài viết về câu chuyện khởi nghiệp anh Nguyễn Đình Quyền chia sẻ với bạn đọc VnExpress.

Cơ duyên thành lập doanh nghiệp của tôi không đến một cách bất ngờ mà có sự chuẩn bị. Khi còn là sinh viên, tôi đã đi làm để có những trải nghiệm thực tế. Ngoài ra, ngay từ lúc còn ngồi ghế nhà trường, tôi đã cố gắng tạo kiến thức nền cho mình bằng cách học tiếng Anh, đọc sách, gặp gỡ bạn bè, tổ chức các sự kiện kết nối....

Tôi may mắn có thời gian làm việc tại một công ty của Mỹ-Canada, nơi tôi gặp gỡ được các bạn bè quốc tế và được giao lưu học hỏi rất nhiều... Đó cũng chính là cơ duyên để tôi thành lập công ty quản lý và cung ứng nguồn giảng viên nước ngoài.
Có ý tưởng tốt và bắt tay vào làm những ngành dịch vụ có thể giúp bạn không vốn vẫn làm giàu.
Việc thành lập doanh nghiệp này ngoài mục đích lợi nhuận còn ẩn chứa trong đó là mong muốn phát triển đất nước. Bởi tôi muốn những người nước ngoài làm việc cho mình sẽ giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam.

Bước đầu đi vào hoạt động, công ty trải qua nhiều khó khăn vì tôi gần như không có vốn. May mắn là công ty tôi ra đời đúng lúc mà nước ta mở cửa hội nhập cần giao lưu quốc tế. Nhờ đó, tôi đã tiến hành kết nối với các tổ chức giáo dục trên thế giới, các hiệp hội giáo viên nước ngoài trong và ngoài nước, đồng thời giới thiệu đến các trường học, doanh nghiệp, cá nhân...

Và trong thời gian đầu, chính tôi là người tự thiết kế website, làm truyền thông, khâu trung gian... Dần dần, từ một trung tâm ở TP HCM, mô hình của tôi mở rộng ra văn phòng Hà Nội và số lượng nhân viên làm việc tăng lên. Hiện tại, công ty tôi đang quản lý số lượng giảng viên nước ngoài hàng trăm người. Sau 5 năm hoạt động, doanh số của công ty hiện nay đạt gần 20 tỷ đồng một năm với hai văn phòng tại TP HCM và Hà Nội.

Qua câu chuyện của bản thân, tôi muốn chia sẻ với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp rằng, nếu bạn không có vốn, bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào làm những ngành dịch vụ, tất nhiên là phải xem định hướng của ngành có ổn trong thời gian tới hay không và theo xu hướng không.

Để làm được những việc này, bạn cần một quãng thời gian dài tìm hiểu, có sự kiên trì, đam mê và nhiệt thành. Bạn cũng cần nhớ rằng, quy trình của một sự thành công là hãy học tập những bài học từ người thành công và làm gấp 10 lần đã học được.

Ngoài ra, bạn phải luôn sáng tạo, phát triển ý tưởng, tất nhiên ý tưởng của bạn chỉ đáng vài xu nếu không đưa vào thực tế và áp dụng được. Vì vậy, hãy thực hiện ngay và luôn nếu ý tưởng của bạn đủ chín.

Tôi cũng khuyên các bạn là hãy cởi mở và chia sẻ ý tưởng đó ra cho người thân, bạn bè, và thậm chí là kết thân với những bạn bè mới có đam mê lĩnh vực đó. Bạn không phải lo việc họ ăn cắp ý tưởng vì quan niệm của tôi là cái hồn của ý tưởng không ai lấy được, mà họ sẽ hỗ trợ bạn thực hiện ý tưởng đó thành công hơn.
Theo Vnexpress

Địa ốc kỳ vọng phất lên trong năm mới


Kỳ vọng thị trường nhà đất sẽ có nhiều cú hích trong năm 2015, hàng loạt các doanh nghiệp địa ốc đã lập kế hoạch bán hàng, công bố mở bán với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến so với năm 2014.

Chia sẻ với VnExpress những ngày đầu xuân Ất Mùi, lãnh đạo cấp cao của  Công ty Novaland dự báo năm 2015 thị trường bất động sản hứa hẹn khởi sắc hơn. Cơ sở để công ty tin tưởng vào bức tranh tươi sáng của năm mới là mãi lực đã tăng cao trong năm 2014 và tâm lý thị trường đang được cải thiện đáng kể. "Novaland đã có 3.000 giao dịch thành công trong năm Giáp Ngọ. Năm Ất Mùi doanh thu sẽ cao hơn vì chúng tôi dự kiến bán 4.000 sản phẩm. Doanh nghiệp đang chuẩn bị nhiều dự án mới để đa dạng rổ hàng hóa vì sự cạnh tranh đang bước vào giai đoạn đầy kịch tính", ông nói.

Tại hội thảo chia sẻ cơ hội và tiềm năng của doanh nghiệp trước thềm năm mới, Tập đoàn FLC tuyên bố sẽ mở bán 4.000 căn hộ chung cư, biệt tự và nhà liền kề trong vòng 12 tháng tới. Theo đó, các dự án mở bán trong năm nay chủ yếu nằm ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và mức lợi nhuận kỳ vọng ước tính sẽ tăng hơn gấp đôi so với năm cũ.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Trịnh Văn Quyết cho biết, dự kiến năm 2015, FLC sẽ vượt xa kế hoạch năm 2014. Lợi nhuận 2014 tạm tính là 400 tỷ đồng và lợi nhuận năm 2015 có thể đạt 1.000 tỷ đồng. "Năm 2014, FLC gần như không vay nợ ngân hàng, công ty chưa có nhu cầu vốn vay ngân hàng mặc dù đã được các ngân hàng cam kết hỗ trợ vốn tín dụng lên đến 20.000 tỷ đồng", ông Quyết cho hay.

Tập đoàn Vingroup cũng đầy tham vọng trong năm 2015. Năm 2014, tập đoàn đạt 27.738 tỷ đồng doanh thu, tăng 51% so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.790 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính  đạt 3.636 tỷ đồng, tăng 26%. Sang năm 2015, Vingroup đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao từ các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và bán lẻ, đẩy mạnh hoạt động từ các lĩnh vực y tế, giáo dục...
a-tb-dia-oc-ky-vong-doanh-thu-1280-4225-
Các doanh nghiệp bất động sản đang lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận khủng cho năm Ất Mùi. Ảnh: Vũ Lê

Là nhà phát triển bất động sản cao cấp, Công ty địa ốc Phát Đạt cũng đặt mục tiêu lợi nhuận khủng cho 3 năm tới. Năm 2015 doanh nghiệp dự kiến lợi nhuận trước thuế khoảng 300 tỷ đồng (tăng gấp 6 lần năm ngoái), năm 2016 khoảng 685 tỷ đồng và năm 2017 khoảng 1.120 tỷ đồng. Theo đó, doanh nghiệp đẩy mạnh tìm quỹ đất để phát triển dự án mới tại khu trung tâm TP HCM theo tiêu chí: đất sạch 100%, pháp lý đầy đủ, sẵn sàng cho việc triển khai xây dựng và mở bán để tạo dòng tiền ổn định.

Chủ tịch Công ty Phát Đạt, Nguyễn Văn Đạt đánh giá, thị trường bất động sản đã xuất hiện dấu hiệu khởi sắc ở phân khúc cao cấp. Nhu cầu căn hộ diện tích vừa phải, tọa lạc tại vị trí đẹp ở khu trung tâm TP HCM đã tăng trở lại và có thanh khoản cao. "Đây là phân khúc chúng tôi đẩy mạnh trong năm mới", ông nói.

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Nam Long, Nguyễn Xuân Quang đánh giá: "Thị trường bất động sản năm 2015 mang màu sắc của một bức tranh hừng đông. Vì vậy, có nhiều doanh nghiệp đặt kỳ vọng về doanh thu, lợi nhuận cao hơn các năm trước".

Chuyên gia này phân tích, nền kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu lạc quan như GDP dự kiến tăng trưởng tốt, nguồn cung tài chính khởi sắc, lãi suất có xu hướng giảm trong những tháng đầu năm, lượng kiều hối dồi dào… Những nhân tố này là nền tảng tốt cho sự khởi sắc trở lại của thị trường bất động sản sau một thời gian dài khó khăn.

Theo ông Quang, vết thương khủng hoảng của 7 năm qua cần nhiều thời gian hồi phục nhưng những điểm sáng của thị trường đã lần lượt xuất hiện. Các chính sách kích cầu của Chính phủ bắt đầu có tác động tích cực, các dự án khởi động trở lại, nguồn cung căn hộ tăng gấp nhiều lần, mua bán sáp nhập nhộn nhịp hơn… Điều này thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là của người mua nhà quay trở lại thị trường.

Chuyên gia này dự báo, năm 2015, phân khúc nhà giá trung bình trên dưới một tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc chiếm ưu thế nhiều nhất. Xu hướng ấm dần của thị trường kết hợp cùng việc cho phép người nước ngoài mua nhà sẽ đánh dấu sự quay trở lại của phân khúc trung - cao cấp. Ngoài ra, phân khúc nhà ở quy mô vừa và nhỏ, đất nền nhà phố… cũng hứa hẹn có lượng giao dịch sôi động trong năm mới.

Riêng Chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn Kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa cho rằng các doanh nghiệp bất động sản cần phải hết sức thận trọng về những kế hoạch doanh thu, lợi nhuận khủng trong năm Ất Mùi.

"Đúng là địa ốc đang khởi sắc trở lại và các dấu hiệu tích cực dần xuất hiện ở nhiều phân khúc khác nhau. Song rất khó quay trở lại thời kỳ hoàng kim hào nhoáng của năm 2007. Hiện nay mức lợi nhuận tối đa có thể kỳ vọng là 15-20% nhưng số lượng doanh nghiệp đạt được tỷ lệ này không nhiều ", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, năm 2015 thị trường bất động sản sẽ bước vào cuộc chiến  về sức khỏe thương hiệu của các chủ đầu tư. 7 năm khủng hoảng vừa qua đầy hỉ nộ nhưng cũng là thời kỳ sàng lọc khốc liệt những nhân tố yếu kém. "Do đó, năm Ất Mùi thị trường sẽ đầy thách thức và nếu có kỳ vọng doanh thu, lợi nhuận khủng cũng chỉ là cuộc đua của các doanh nghiệp có uy tín, dịch vụ hoàn hảo, sản phẩm chất lượng, hậu mãi tốt", ông Nghĩa nhận định.
Theo Vnexpress

Mùa xuân mới, thể chế mới, diện mạo mới

Những nỗ lực điều chỉnh vĩ mô mang tính chiến lược của Chính phủ trong năm qua cho thấy sự cầu thị...

Mùa xuân mới, thể chế mới, diện mạo mới
Đường hoa Tết Ất Mùi năm 2015 trên đường Hàm Nghi, Tp.HCM - Ảnh: Vũ Sơn.

Năm Giáp Ngọ qua đi trong nhiều biến động phức tạp trên toàn cầu, Việt Nam vẫn là nước có mức tăng trưởng khá cao, lạm phát thấp nhất trong 10 năm qua, xuất khẩu đạt cao chưa từng có, ổn định được thị trường, tiếp tục hoàn thiện luật pháp, đổi mới thể chế, mở rộng dân chủ, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nỗ lực hội nhập toàn cầu...

Từ một nước phải nhập siêu quá lớn, Việt Nam đã xuất siêu, trong đó lần đầu tiên xuất khẩu may mặc đạt 20 tỉ USD, thủy sản đạt 8 tỉ USD, các sản phẩm giày da, chế biến gỗ, điện tử đều đạt giá trị cao. Dù tỷ trọng gia công còn lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp đã chủ động tạo nguồn nguyên vật liệu trong nước, mạnh dạn đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng.

Đáng chú ý là cơ cấu GDP đã khác trước nhiều: dịch vụ chiếm 43,52%, công nghiệp, xây dựng chiếm 38,5%, nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18,12%. Việt Nam đang mạnh mẽ công nghiệp hóa đất nước kết hợp phát triển dịch vụ hiện đại được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận có nền kinh tế thị trường.

Những nỗ lực điều chỉnh vĩ mô mang tính chiến lược của Chính phủ trong năm qua cho thấy sự cầu thị, biết lắng nghe, biết thừa nhận sai sót, dám nhìn thẳng vào những bất cập trong bộ máy công quyền, để dũng cảm cắt bỏ và tự hoàn thiện bằng luật pháp và khẳng định thực sự đổi mới thể chế kinh tế bằng hàng loạt biện pháp quyết liệt, đang tạo ra nguồn năng lượng quý báu từ nội lực, nâng tầm vóc mùa xuân mới.

Đó chính là những định hướng vô cùng quan trọng, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đáp ứng mong muốn của toàn dân, bảo đảm tính công bằng trong sản xuất kinh doanh và mở rộng dân chủ.

Năm Ất Mùi - 2015 đến hạn của những hiệp định thương mại với ASEAN và thế giới, với nhiều biểu thuế xuất nhập khẩu bằng 0 và những đàm phán TPP sẽ mở ra nhiều thuận lợi lớn nhưng cũng bắt đầu thời kỳ cạnh tranh thực sự khốc liệt của thị trường tự do.

Sự khác biệt về khái niệm kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đã thúc đẩy sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả lớn từ khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn nước ngoài càng tạo thêm sức ép buộc các doanh nghiệp nhà nước phải tìm cách đi lên đúng đắn, nếu không một số sẽ đến giờ cáo chung.

Trong không khí của mùa xuân Ất Mùi, cùng với sự dư thừa hàng tiêu dùng, giá cả ổn định lại có thêm sự tác động mạnh mẽ của giá dầu giảm nhiều, đã ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn, nhanh hơn.

Từ mùa xuân này, việc buôn lậu những mặt có thuế nhập khẩu cao sẽ bớt dần do biểu thuế bằng 0, nhưng sẽ có những thương hiệu Việt gặp khó khăn vì không còn được bảo trợ bằng thuế như trước. Nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành đã nhận thức được điều này và đang từng bước khắc phục việc lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài - nhất là với Trung Quốc. Tuy nhiên cũng không nên quá tự tin vào ý thức tự lực tự cường vì có nhiều thứ ta sản xuất đơn lẻ, sản lượng thấp, giá thành rất cao mà chưa chắc đã tốt.

Việc định hướng đúng cho từng ngành nghề, từng vùng đất có lợi thế đang được các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm trong năm Ất Mùi - 2015 với sự chuyển dịch, tái cơ cấu không chỉ các doanh nghiệp mà cả từng loại sản phẩm, cây trồng có tính bền vững cao, hiệu quả cao, không nhất thiết cứ phải xuất khẩu đến 6-7 triệu tấn gạo mà giá trị chỉ bằng 1/3 thủy sản.

Những thế mạnh về nguồn nhân lực rẻ, về đất đai, tài nguyên đang giảm đi, phải cần đến thế mạnh trí tuệ sáng tạo và tư cách của con người sống, làm việc có trách nhiệm cao, có văn hóa. Với chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp, năm 2015 chắc chắn sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư cho chế biến nông sản, cơ giới hóa sản xuất, chăn nuôi hiện đại thêm nhiều trang trại, và sẽ hình thành những doanh nghiệp tầm cỡ của chính những ông chủ nông dân.

Là điểm sáng của thế giới trong xóa đói giảm nghèo, mùa xuân này, Việt Nam đang mạnh mẽ hưởng ứng chương trình hành động quốc gia của Liên hiệp quốc “không còn nạn đói” với những giải pháp đầu tư lớn cho phát triển nông nghiệp và ưu tiên huy động sức mạnh toàn xã hội.

Năm qua, nhiều vụ tham nhũng lớn đã bị phanh phui và được xét xử nghiêm minh. Đầu năm mới, đã có nhiều vụ án oan được xem xét lại cùng với sự cương quyết xử lý những người gây ra oan sai, bất luận vì tắc trách hay vì tham nhũng. Dù sao thì sự răn đe khiến cho những kẻ đã và đang lộng hành tham nhũng phải biết sợ mà chùn lại, có thể coi là tín hiệu đáng mừng của một năm mới ít giông bão trên biển khơi và trong mái ấm mỗi gia đình. 
 
Theo Vneconomy

Những nhân vật ảnh hưởng lớn chứng khoán Việt năm qua

Năm Giáp Ngọ - 2014, nhiều cá nhân đã để lại dấu ấn lớn với thị trường chứng khoán trong nước...

<b>Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Vũ Bằng</b>: Đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành thông suốt, chắp bút cho cơ quan quản lý cấp cao hơn trong việc soạn thảo các văn bản pháp lý có liên quan đến thị trường chứng khoán; mỗi phát ngôn của ông Bằng đều có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. <br><br>Muốn thị trường chứng khoán phát triển ổn định, khung pháp lý đầy đủ, phù hợp; hệ thống giám sát tốt là điều không thể thiếu. Và, để làm được điều này, thị trường trông chờ vào sự sáng suốt, nhanh nhạy của Uỷ ban Chứng khoán, mà đứng đầu là ông Bằng.
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Vũ Bằng: Đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành thông suốt, chắp bút cho cơ quan quản lý cấp cao hơn trong việc soạn thảo các văn bản pháp lý có liên quan đến thị trường chứng khoán; mỗi phát ngôn của ông Bằng đều có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán.

Muốn thị trường chứng khoán phát triển ổn định, khung pháp lý đầy đủ, phù hợp; hệ thống giám sát tốt là điều không thể thiếu. Và, để làm được điều này, thị trường trông chờ vào sự sáng suốt, nhanh nhạy của Uỷ ban Chứng khoán, mà đứng đầu là ông Bằng.
<b>Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng</b>: Quản lý trực tiếp Uỷ ban Chứng khoán, là đơn vị ký các văn bản pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán, có khả năng tác động (trực tiếp và gián tiếp) đến toàn diện các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán như doanh nghiệp, thị trường, chính sách…, Bộ Tài chính - đứng đầu là Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng - đương nhiên có vai trò quan trọng với thị trường. <br><br>Hiện nay, giới đầu tư vẫn ngóng chờ các chính sách về phái sinh, mở room, chính sách thuế…, mà sự chấp thuận của Bộ Tài chính là một khâu có tính quyết định trong việc hiện thực hóa định hướng chính sách.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: Quản lý trực tiếp Uỷ ban Chứng khoán, là đơn vị ký các văn bản pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán, có khả năng tác động (trực tiếp và gián tiếp) đến toàn diện các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán như doanh nghiệp, thị trường, chính sách…, Bộ Tài chính - đứng đầu là Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng - đương nhiên có vai trò quan trọng với thị trường.

Hiện nay, giới đầu tư vẫn ngóng chờ các chính sách về phái sinh, mở room, chính sách thuế…, mà sự chấp thuận của Bộ Tài chính là một khâu có tính quyết định trong việc hiện thực hóa định hướng chính sách.
<b>Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình</b>: Quản lý trực tiếp hệ thống ngân hàng thương mại - nhóm cung cấp lượng hàng hóa lớn trên thị trường chứng khoán, lại là đơn vị quyết định các chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - đứng đầu là Thống đốc Nguyễn Văn Bình - có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán. <br><br>Thông tư 36 ban hành cuối tháng 11/2014 hay sự kiện mua lại Ngân hàng Xây dựng giá 0 đồng là những ví dụ rõ nét nhất về vai trò của người ngồi ghế nóng này với thị trường thời gian qua.<br>
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: Quản lý trực tiếp hệ thống ngân hàng thương mại - nhóm cung cấp lượng hàng hóa lớn trên thị trường chứng khoán, lại là đơn vị quyết định các chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - đứng đầu là Thống đốc Nguyễn Văn Bình - có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán.

Thông tư 36 ban hành cuối tháng 11/2014 hay sự kiện mua lại Ngân hàng Xây dựng giá 0 đồng là những ví dụ rõ nét nhất về vai trò của người ngồi ghế nóng này với thị trường thời gian qua.
<b>Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SSI Nguyễn Duy Hưng</b>: Đứng đầu Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên, có quy mô vốn lớn, luôn nằm ở top đầu môi giới, sức ảnh hưởng của ông Hưng với tư cách Chủ tịch SSI đến thị trường chứng khoán nằm cả ở lĩnh vực môi giới lẫn đầu tư.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SSI Nguyễn Duy Hưng: Đứng đầu Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên, có quy mô vốn lớn, luôn nằm ở top đầu môi giới, sức ảnh hưởng của ông Hưng với tư cách Chủ tịch SSI đến thị trường chứng khoán nằm cả ở lĩnh vực môi giới lẫn đầu tư.
<b>Giám đốc HSC Fiachra Macana</b>: Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) không tập trung nhiều cho đầu tư, nhưng lại là công ty có thị phần môi giới ổn định ở tốp trên, lãi nhờ dịch vụ tốt. <br><br>Để làm được điều này, HSC ngoài lợi thế quy mô vốn lớn, yếu tố giữ chân nhà đầu tư của HSC là chất lượng báo cáo phân tích tốt, mà người đứng đầu mảng này cũng chính là Fiachra Macana. Mỗi quan điểm về xu hướng thị trường, đánh giá doanh nghiệp của HSC luôn có tác động đến thị trường. <br>
Giám đốc HSC Fiachra Macana: Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) không tập trung nhiều cho đầu tư, nhưng lại là công ty có thị phần môi giới ổn định ở tốp trên, lãi nhờ dịch vụ tốt.

Để làm được điều này, HSC ngoài lợi thế quy mô vốn lớn, yếu tố giữ chân nhà đầu tư của HSC là chất lượng báo cáo phân tích tốt, mà người đứng đầu mảng này cũng chính là Fiachra Macana. Mỗi quan điểm về xu hướng thị trường, đánh giá doanh nghiệp của HSC luôn có tác động đến thị trường.
<b>Chủ tịch VCSC Nguyễn Thanh Phượng</b>: Với vị thế đáng kể trong môi giới chứng khoán, các nhận định về doanh nghiệp, thị trường có sức ảnh hưởng, sở hữu các hợp đồng tư vấn lớn, vai trò của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) - đứng đầu là bà Nguyễn Thanh Phượng - cũng đang ngày một lớn trên thị trường chứng khoán.
Chủ tịch VCSC Nguyễn Thanh Phượng: Với vị thế đáng kể trong môi giới chứng khoán, các nhận định về doanh nghiệp, thị trường có sức ảnh hưởng, sở hữu các hợp đồng tư vấn lớn, vai trò của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) - đứng đầu là bà Nguyễn Thanh Phượng - cũng đang ngày một lớn trên thị trường chứng khoán.
<b>Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết</b>: Trong hai năm qua, FLC luôn là cái tên được thị trường nhắc đến nhiều nhất: thanh khoản lớn nhất, tăng vốn thành công nhất, hoạt động bùng nổ nhất. Có thể nói, FLC với người đứng đầu là ông Trịnh Văn Quyết đã thực sự được chắp cánh nhờ thị trường chứng khoán, để hiện nay trở thành doanh nghiệp sở hữu danh mục dự án hơn 20.000 tỷ đồng. Mỗi thông tin được đưa ra bởi FLC có thể tác động đến giao dịch của 10%, hoặc thậm chí cao điểm lên tới trên 20% giá trị giao dịch toàn thị trường, chi phối hiệu quả đầu tư của hàng chục nghìn nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu FLC. <br><br>Hiện tượng FLC chính là một trong những động lực quan trọng giúp thị trường chứng khoán tăng sức hấp dẫn các doanh nghiệp niêm yết, giúp thị trường chứng khoán thực hiện đúng vai trò của mình là nơi trung gian luân chuyển vốn và kênh huy động vốn của nền kinh tế.<br>
Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết: Trong hai năm qua, FLC luôn là cái tên được thị trường nhắc đến nhiều nhất: thanh khoản lớn nhất, tăng vốn thành công nhất, hoạt động bùng nổ nhất. Có thể nói, FLC với người đứng đầu là ông Trịnh Văn Quyết đã thực sự được chắp cánh nhờ thị trường chứng khoán, để hiện nay trở thành doanh nghiệp sở hữu danh mục dự án hơn 20.000 tỷ đồng. Mỗi thông tin được đưa ra bởi FLC có thể tác động đến giao dịch của 10%, hoặc thậm chí cao điểm lên tới trên 20% giá trị giao dịch toàn thị trường, chi phối hiệu quả đầu tư của hàng chục nghìn nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu FLC.

Hiện tượng FLC chính là một trong những động lực quan trọng giúp thị trường chứng khoán tăng sức hấp dẫn các doanh nghiệp niêm yết, giúp thị trường chứng khoán thực hiện đúng vai trò của mình là nơi trung gian luân chuyển vốn và kênh huy động vốn của nền kinh tế.
<b>Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng</b>: Với mức vốn hóa thị trường lớn, mỗi diễn biến của Vingroup không chỉ ảnh hưởng đến rất lớn số lượng cổ đông, mà còn tác động đến diễn biến chung của thị trường chứng khoán. <br><br>Và, một người có sức ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của Vingroup tới thời điểm này, không ai khác chính là Chủ tịch Phạm Nhật Vượng. <br><br>Với những gì đã có, thương hiệu này là một động lực để nhiều doanh nghiệp bất động sản hướng tới, và cột mốc tỷ phú USD mà ông Vượng đang nắm giữ cũng là đích đến của nhiều doanh nhân trong nước.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Với mức vốn hóa thị trường lớn, mỗi diễn biến của Vingroup không chỉ ảnh hưởng đến rất lớn số lượng cổ đông, mà còn tác động đến diễn biến chung của thị trường chứng khoán.

Và, một người có sức ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của Vingroup tới thời điểm này, không ai khác chính là Chủ tịch Phạm Nhật Vượng.

Với những gì đã có, thương hiệu này là một động lực để nhiều doanh nghiệp bất động sản hướng tới, và cột mốc tỷ phú USD mà ông Vượng đang nắm giữ cũng là đích đến của nhiều doanh nhân trong nước.
<b>Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc REE Nguyễn Thị Mai Thanh</b>: Cái tên Nguyễn Thị Mai Thanh đã quá quen thuộc với thị trường chứng khoán, bởi REE là doanh nghiệp đầu tiên niêm yết, và được bà Mai Thanh dẫn dắt suốt nhiều chục năm qua. <br><br>Thế nhưng, tác động của REE hiện nay không chỉ đơn thuần giới hạn ở cổ phiếu REE nữa.<br><br>Sở hữu danh mục lớn các doanh nghiệp niêm yết là công ty con, công ty liên kết như Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Ninh Bình…, REE thậm chí được đánh giá là một quỹ đầu tư khổng lồ trong nước, dù con đường của REE đi hoàn toàn khác biệt, và đã thành công. <br><br>Tất nhiên, với quy mô vốn hóa lớn các doanh nghiệp niêm yết thuộc hệ thống REE, một sự thay đổi nhỏ trong chính sách đầu tư hay diễn biến bất kỳ của REE cũng hoàn toàn có thể tạo nên những tác động lớn đến thị trường chứng khoán.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc REE Nguyễn Thị Mai Thanh: Cái tên Nguyễn Thị Mai Thanh đã quá quen thuộc với thị trường chứng khoán, bởi REE là doanh nghiệp đầu tiên niêm yết, và được bà Mai Thanh dẫn dắt suốt nhiều chục năm qua.

Thế nhưng, tác động của REE hiện nay không chỉ đơn thuần giới hạn ở cổ phiếu REE nữa.

Sở hữu danh mục lớn các doanh nghiệp niêm yết là công ty con, công ty liên kết như Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Ninh Bình…, REE thậm chí được đánh giá là một quỹ đầu tư khổng lồ trong nước, dù con đường của REE đi hoàn toàn khác biệt, và đã thành công.

Tất nhiên, với quy mô vốn hóa lớn các doanh nghiệp niêm yết thuộc hệ thống REE, một sự thay đổi nhỏ trong chính sách đầu tư hay diễn biến bất kỳ của REE cũng hoàn toàn có thể tạo nên những tác động lớn đến thị trường chứng khoán.
<b>Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Dominic Scriven</b>: Hình ảnh “ông Tây” buộc tóc đuôi ngựa, nói tiếng Việt rất chuẩn và luôn có những phát ngôn có trọng lượng với cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý - Dominic Scriven từ lâu đã khá thân thuộc với thị trường chứng khoán Việt Nam. <br><br>Với quy mô quản lý tài sản lớn, am hiểu thị trường Việt Nam, mỗi động thái của Dragon Capital mà đại diện là ông luôn được cả thị trường chú ý.
Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Dominic Scriven: Hình ảnh “ông Tây” buộc tóc đuôi ngựa, nói tiếng Việt rất chuẩn và luôn có những phát ngôn có trọng lượng với cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý - Dominic Scriven từ lâu đã khá thân thuộc với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Với quy mô quản lý tài sản lớn, am hiểu thị trường Việt Nam, mỗi động thái của Dragon Capital mà đại diện là ông luôn được cả thị trường chú ý.
<b>Quỹ và… diễn đàn</b>: Ngoài 10 nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán kể trên, sẽ là thiếu sót nếu không nói đến vai trò rất lớn đến toàn thị trường của các quỹ đầu tư chỉ số và các diễn đàn chứng khoán.<br><br>Dường như không ai chú ý đến việc cá nhân nào đang trực tiếp phụ trách hoạt động đầu tư các quỹ đầu tư chỉ số (ETF) như FTSE, Market Vectors Vietnam ETF tại Việt Nam, nhưng có điều chắc chắn là, mỗi kỳ cơ cấu danh mục của các quỹ này đều tạo nên những cơn sốt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. <br><br>Trong năm qua, các quỹ đầu tư chỉ số đã góp phần tạo nên những kỷ lục trên thị trường chứng khoán, trong đó có việc mua vào khối lượng cổ phiếu khổng lồ chỉ trong một phiên.<br><br>Trong khi đó, các diễn đàn lại đóng vai trò tác động ngắn và rất nhanh lên thị trường. Nhiều tin đồn dù không rõ đến từ ai, nhưng thường gây tác động không nhỏ. Trên các diễn đàn, các tin đồn không chừa một lĩnh vực nào, từ tin hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến tin chính sách, thậm chí là tin đồn cá nhân, từ môi giới đến chính khách, doanh nhân… Đôi khi vô hại, đôi khi có thể giúp nhà đầu tư kiếm bộn tiền, nhưng cũng nhiều trường hợp khiến không ít nhà đầu tư, doanh nghiệp khác phải lao đao.
Quỹ và… diễn đàn: Ngoài 10 nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán kể trên, sẽ là thiếu sót nếu không nói đến vai trò rất lớn đến toàn thị trường của các quỹ đầu tư chỉ số và các diễn đàn chứng khoán.

Dường như không ai chú ý đến việc cá nhân nào đang trực tiếp phụ trách hoạt động đầu tư các quỹ đầu tư chỉ số (ETF) như FTSE, Market Vectors Vietnam ETF tại Việt Nam, nhưng có điều chắc chắn là, mỗi kỳ cơ cấu danh mục của các quỹ này đều tạo nên những cơn sốt trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong năm qua, các quỹ đầu tư chỉ số đã góp phần tạo nên những kỷ lục trên thị trường chứng khoán, trong đó có việc mua vào khối lượng cổ phiếu khổng lồ chỉ trong một phiên.

Trong khi đó, các diễn đàn lại đóng vai trò tác động ngắn và rất nhanh lên thị trường. Nhiều tin đồn dù không rõ đến từ ai, nhưng thường gây tác động không nhỏ. Trên các diễn đàn, các tin đồn không chừa một lĩnh vực nào, từ tin hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến tin chính sách, thậm chí là tin đồn cá nhân, từ môi giới đến chính khách, doanh nhân… Đôi khi vô hại, đôi khi có thể giúp nhà đầu tư kiếm bộn tiền, nhưng cũng nhiều trường hợp khiến không ít nhà đầu tư, doanh nghiệp khác phải lao đao.

Theo Vneconomy

Sau 10 năm, Thủ tướng đánh cồng phiên giao dịch đầu xuân Ất Mùi tại Sở GDCK Hà Nội

Tại lễ đánh cồng phiên giao dịch đầu tiên của năm mới Ất Mùi, Thủ tướng lưu ý chiến lược phát triển kinh tế xã hội được đại hội 11 của Đảng thông qua nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước khuyến khích hình thành DN cổ phần, niêm yết, mua bán cổ phiếu trên TTCK. 

Sáng nay, 24/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và đánh tiếng cồng khai trương phiên giao dịch đầu xuân Ât Mùi tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX. Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự đánh cồng khai trương tại HNX sau lần khai trương Sở giao dịch cách đây gần 10 năm.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu xuân Ất Mùi.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại thời điểm 15 năm trước khi thay mặt Chính phủ đánh cồng khai trương Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và 10 năm trước tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Tại buổi lễ, Thủ tướng phát biểu: "Tôi thực sự vui mừng thấy rằng TTCK Việt Nam đã phát triển ngày càng vững chắc hơn, TTCK Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội trong thời gian qua, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế và sự phát triển của TTCK Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đó là thị trường vốn. Trong đó, TTCK đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN, góp phần thúc đẩy hình thành loại hình doanh nghiệp cổ phần, thúc đẩy xã hội hóa trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế."

"Tôi thay mặt chính phủ đánh giá cao cán bộ công chức người lao động trong ngành chứng khoán Việt Nam, tôi mong các anh chị phát huy mạnh mẽ hơn nữa thành tích đã đạt được, khắc phục các yếu kém để TTCK Việt Nam phát triển vững mạnh hơn, hiệu quả hơn vào quá trình phát triển kinh tế đất nước".

Cùng với việc ghi nhận thành tựu đạt được, Thủ tướng lưu ý Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch UBCK và các Bộ ngành liên quan tập trung rà soát, hoàn thiện khung thể chế chính sách pháp luật nhằm mục tiêu để TTCK hoạt động minh bạch thông thoáng hơn nữa, hội nhập sâu rộng hơn, hiệu quả hơn với quốc tế để huy động vốn quốc tế hiệu quả hơn.

"Chúng ta đang thực hiện 8 hiệp định thương mại tự do, chúng ta đang đàm phán và sắp ký kết 6 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - các hiệp định yêu cầu mở cửa cao hơn các hiệp định đã ký kết trước đây như hiệp định thương mại tự do với Châu Âu, liên minh thuế quan, và chúng ta đang đàm phán ở giai đoạn cuối hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình dương TPP. Trong bối cảnh đó không có cách nào khác chúng ta phải hoàn thiện hệ thống luật pháp. Mục tiêu để thị trường chứng khoán phải minh bạch, hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường phải đầy đủ hơn, tính thị trường cao hơn.

Một mặt chúng ta huy động vốn đầu tư phát triển, mặt khác thông qua TTCK chúng ta thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường - thể chế càng hoàn thiện thì hiệu quả nền kinh tế càng cao. Đó là cái tôi hết sức lưu ý. Các nghị định các đồng chí trình phải hoàn thiện lại theo hướng đó, chúng ta phải mở rộng thêm đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta thực hiện đúng cam kết của chúng ta khi gia nhập WTO và đúng cam kết trong đàm phán sắp tới đây về các hiệp định thương mại tự do " - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính, UBCK tập trung chỉ đạo triển khai đề án tái cấu trúc TTCK đã được Chính phủ phê duyệt, hợp nhất 2 sàn giao dịch để nâng cao tính hiệu quả hoạt động.

Năm 2015 là năm tập trung cao đạt kế hoạch cổ phần hóa với gần 400 doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa, Thủ tướng cho rằng TTCK sẽ có thêm hàng hóa tốt để huy động vốn đồng thời TTCK hoạt động tốt cũng thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa nhanh hơn. Theo Thủ tướng, hai vấn đề này có quan hệ biện chứng với nhau.

"Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội được đại hội 11 của Đảng thông qua nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước khuyến khích hình thành DN cổ phần, niêm yết, mua bán cổ phiếu trên TTCK"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng thời, Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính gắn việc cổ phần hóa DNNN với niêm yết công khai trên TTCK, đảm bảo minh bạch.

"Tôi mong các cá nhân, doanh nghiệp tham gia TTCK hết sức lưu ý tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, góp phần làm nền kinh tế phát triển bền vững hơn. Tôi thay mặt Chính phủ chúc mừng các thành viên thị trường, doanh nghiệp, cá nhân tham gia TTCK. Chúc TTCK phát triển bền vững và hiệu quả hơn nữa" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Theo ND

Saturday, February 21, 2015

Khi tiền mừng tuổi thành 'công cụ'

Ngày nay mỹ tục “lì xì” đã biến dạng một cách ghê gớm. “Lì xì” cho con trẻ là cả một câu chuyện dài, là những chuyện vui buồn.

No ba ngày tết

Ngày xưa chiến tranh cuộc sống vất vả cơ hàn, quanh năm tất bật miếng cơm manh áo nên bọn trẻ chúng tôi chỉ mong đến tết.

Vui vì tết có manh áo mới. Vui vì được ăn no (“no ba ngày Tết”). Vui vì được gặp lại người thân. Và vui nhất là được tiền mừng tuổi.

Tuổi thơ chúng tôi gắn với thời kỳ nông thôn đang bước vào hợp tác hóa với khí thế: “Dân có ruộng dập dìu hợp tác”. Một khí thế hừng hực của ngày đầu xây dựng đất nước: “Chào 61 đỉnh cao muôn trượng”.

Cuộc sống vẫn còn cơ cực nhưng tết đến xuân về thế nào lũ trẻ cũng được bố mẹ, nhất là những người đi xa về mừng tuổi và gọi là  “lì xì”. Bố bảo “lì xì”từ chữ "lợi- thị" của tiếng Tàu, ta nói chệch thành "lì-xì', có nghĩa là… được may mắn.
Ảnh minh họa: dantri.com.vn

Sau này tôi nghe nhiều về sự tích của phong tục “lì xì”, tuy nhiên có một câu chuyện làm tôi nhớ mãi. Đó là cứ vào dịp giao thừa các vị thần tiên canh gác cho con người đều phải trở về trời để nhận công việc. Nhân cơ hội này, có một loài yêu quái xuất hiện. Chúng xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến trẻ giật mình khóc thét rồi bị sốt hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì vậy, các gia đình có con nhỏ thường thức suốt cả đêm để canh không cho chúng ám hại con mình.

Một lần có mấy vị tiên đi ngang biết chuyện muốn giúp họ, liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ. Cha mẹ chúng liền đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ. Khi con yêu quái đến, những đồng tiền trong tấm vải đỏ liền lóe sáng khiến yêu quái sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian nên khi tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, gọi là tiền mừng tuổi và mong những điều may mắn đến với trẻ nhỏ…

Không chỉ có tục mừng tuổi cho con trẻ mà sau này còn cả chuyện con cái mừng tuổi cho bố mẹ đầu xuân, rồi tục mừng thọ những người cao tuổi cũng xuất hiện. Đấy là những “mỹ tục”  đáng trân trọng, rất đáng được nhân lên. Uống nước nhớ nguồn âu cũng là nét đẹp văn hóa từ ngàn đời nay.

Cho đến giờ cái cảm giác mừng vui khi nhận được những đồng xu ngày tết vẫn còn đọng lại. Ngày xưa không có phong bao đẹp. Dân quê mộc mạc và lam lũ nhưng ngày tết ai cũng giành những đồng xu mới sáng bóng tặng con trẻ. Ngoài mấy đồng xu, lũ trẻ con còn được bố mẹ gói cho những chiếc bánh chưng con con.

Rồi đêm 30, nhất định thức đợi để vớt chiếc bánh của mình và được ăn cùng bố mẹ. Ngày tết có bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ, tiền “lì xì” là những đặc sản mùa xuân, là kí ức về tết của một thời.

Nhiều bạn bè cùng trang lứa khi lớn vẫn giữ lại những đồng xu sáng bóng, lấp lánh. Sau này khi chiến tranh xảy ra chúng tôi lên đường ra trận, “của để dành” này tặng lại cho những đứa em thân yêu. Đó là tình cảm gửi lại là hơi ấm của người ra trận. Sau này có người đã ngã xuống “của để dành” trở thành hơi ấm là một nguồn sức mạnh.

…Và những chuyện buồn

Ngày nay mỹ tục “lì xì” đã biến dạng. “Lì xì” cho con trẻ là cả một câu chuyện dài, là những chuyện vui buồn.

Trẻ con ngày nay vào dịp tết, “lì xì” được chúng cho là mùa thu hoạch. Trẻ con khoe với nhau tết này thu hoạch được bao nhiêu và số tiền đồng nghĩa với sự danh giá của bố mẹ gia đình chúng.

Khổ nhất bây giờ vẫn là cha mẹ những người nghèo. Ngày tết lo tiền mừng tuổi cũng toát mồ hôi. Thôi thì xã hội có hàng trăm mối ràng buộc. Chuyện con cái họ hàng thì thế nào cũng xong, có nhiều “lì xì” nhiều cho con cháu nhưng ngại nhất vẫn là thăm sếp ngày tết. Mà đâu chỉ có mình sếp.

Có chuyện cười ra nước mắt. Đến thăm sếp, chúc sếp ngày đầu xuân thấy mấy đứa trẻ của nhà sếp. Tết nhất ai lại đi hỏi danh tính, gốc rễ làm gì. Đã “lì xì” phải “lì xì” ngay chứ ai lại để sau mới làm. Mùa xuân cái gì cũng nhanh nhẩu mới thanh thoát, mới hanh thông. Mừng xong mới biết là con cái hàng xóm sang chơi cùng con cái “sếp”, nhưng mà trót mừng “nặng” mất rồi, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Mà bây giờ cũng lắm kiểu mừng tết. Trước tết là chuyện quà cáp biếu xén. “Nặng tay” đôi khi đồng nghĩa với thành tâm, sự trung thành. Nhiều sếp nhìn gói quà, nhìn phong bao để đong đếm sự… tín nhiệm.

Không thiếu những thức quà "khó nỡ từ chối", như,  chậu hoa cây cảnh "đẫm chất văn hóa" nhưng giá đến cả trăm triệu.

Những kiểu mừng tết như trên có người gọi tên là “mừng tuổi buôn danh”. Mùa xuân trở thành nỗi ưu phiền, trăn trở. Cái tốt đẹp của mỹ tục trở thành gánh nặng.

Nhưng những kiểu “lì xì” như trên chỉ có ở một “bộ phận không nhỏ” những người “buôn danh”, còn đa số những người “chân lấm tay bùn” những “phó thường dân” mừng tuổi vẫn giữ được vẻ sáng trong của nó.

Về những miền quê dịp tết, mới thấy mỹ tục mừng tuổi người cao tuổi đã trở thành một nét đẹp văn hóa. Con cái quây quần bên ông bà, bố mẹ cầu chúc mạnh khỏe, trường thọ. Những chiếc áo đỏ áo vàng, những chiếc khăn tượng trưng cho sự trường thọ được trao tặng. Không chỉ trong gia đình mà cả làng xóm láng giềng, cả những hội đoàn quần chúng đều chăm lo cho người cao tuổi. Tôi có dịp về quê sau những ngày tết, thấy không khí làng trên xóm dưới rộn ràng, nhà văn hóa cờ hoa đông vui trong lễ mừng thọ mới thấy cái không khí ấm nồng của tình làng nghĩa xóm.

Sự lai căng, sự biến tướng cũng chỉ tồn tại ở những giai đoạn nhất định. Mỹ tục chỉ có thể trở thành cái đẹp khi nó phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống. Con người Việt Nam từ ngàn xưa đã biết ‘gạn đục khơi trong” cho suối nguồn văn hóa ngày càng trong sáng tuôn chảy thì những thứ biến tướng cũng sẽ bị cuốn trôi.

Mùa xuân mở đầu cho những gì tốt đẹp, hãy biến những điều tốt đẹp luôn là hiện thực, sống mãi với thời gian.
Vietnamnet

Đại gia Việt xây ‘đế chế’ theo độc chiêu Warren Buffett

Chỉ trong thời gian ngắn, đã có nhiều tập đoàn tăng mạnh về quy mô và số lượng. Con đường ngắn nhất đề họ thành công chính là mua bán và thâu tóm DN. Cũng là câu chuyện đầu tư tài chính nhưng thay vì lướt sóng cổ phiếu ngắn hạn thì các đại gia đang thực hiện những thương vụ M&A một cách chủ động và chiến lược để nhanh chóng tạo dựng đế chế riêng của mình. Việc săn mua những DN tốt hay những DN nhỏ có tiềm năng để phát triển theo kiểu Warren Buffett đang được đại gia Việt áp dụng triệt để.

Bom tấn và bắn tỉa

Liên tục các thông tin mua bán DN, đầu tư chiến lược từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ được công bố trong 1 - 2 năm qua. Các đại gia luôn theo sát và mua bằng được những DN mình mong muốn cách phổ biến được áp dụng là 'bom tấn' đối với những DN tốt hoặc tìm cách 'bắn tỉa' những DN nhỏ có tiềm năng.

Một năm sau khi về với Ma San của đại gia Nguyễn Đăng Quang, Nước khoáng Vĩnh Hảo đã gây bất ngờ với lợi nhuận cao gấp 10 lần so với các năm trước đó. Hơn 200 tỷ đồng tiền lãi là nhờ khoản đầu tư một vốn bốn lời của Vĩnh Hảo vào một mỏ nước mới.

Đó chỉ là một trong số vô vàn các thương hiệu lớn mạnh có tuổi đời hàng chục năm như Vinacafé Biên Hòa (VCF), Bia Phú Yên, Proconco... đã về tay ông Nguyễn Đăng Quang thông qua mua bán - thâu tóm để tạo nên 'đế chế' Ma San. Trong đó điển hình nhất là Masan Food là một DN của Ma San và được hình thành từ "dàn sao" nhờ chiến thuật "bắn tỉa" M&A và giấc mơ "nhà vô địch" hàng tiêu dùng của ông Quang.

Trong lĩnh vực du lịch, rất nhiều khách hàng đã bất ngờ khi biết biết đoàn tàu Victoria Express theo phong cách quý tộc Châu Âu lên Sa Pa và khu du lịch mang tên một tập đoàn quốc tế nổi tiếng Victoria lại hoàn toàn thuộc sở hữu DN của doanh nhân người Việt - Trần Trọng Kiên.
Victoria-Express, Hilton, Warren-Buffett, Berkshire-Hathaway, Nguyễn-Duy-Hưng, Đặng-Văn-Thành, ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Phạm-Thu-Hương, Phạm-Thúy-Hằng, những-người-giàu-nhất, gia-đình-giàu-nhất, gia-đình-trị, Phạm-Nhật-Vượn
Việc săn mua những DN tốt hay những DN nhỏ có tiềm năng để phát triển theo kiểu Warren Buffett đang được đại gia Việt áp dụng triệt để.

Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp gần đây, ông Kiên cho biết, lựa chọn nguồn vốn tốt nhất cho các kế hoạch chính là từ tiền của chính minh. Từ tích lũy rồi đầu tư, có tiền lại đầu tư tiếp. Thương vụ mua chuỗi khách sạn Victoria là khoản vay ngân hàng đầu tiên của doanh nhân này và khi mà ông đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực du lịch.

Cũng trong lĩnh vực này, trong buổi ra mắt khách sạn Hilton thứ hai tại Hà Nội - Hilton Garden Inn, đại diện của tập đoàn quản lý Hilton Worldwide khá lấp lửng về cái tên chủ đầu tư thực sự của khách sạn này. Dù vậy, sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Nga - chủ Ngân hàng SeABank cùng vị thế là người mua Hilton Opera những năm trước đó đã thay cho thấy câu trả lời.

Chủ tịch một ngân hàng đã từng tiết lộ, trong giới đầu tư khách sạn, nghỉ dưỡng, những vị trí đẹp nhất, những thương hiệu tốt nhất đang được các doanh nhân Việt săn mua với giá không hề rẻ xem như của để dành, đẻ ra trứng vàng lâu dài chi mình.

Nói về xu hướng đầu tư hiện nay, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) từng cho rằng, chứng khoán và DN tốt hay không tốt phụ thuộc vào tiềm năng, giá cả và mục đích của NĐT.

Quan điểm đầu tư của không ít các doanh nhân Việt hiện nay có lẽ ảnh hưởng rất lớn từ nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett theo xu hướng giá trị, đầu tư vào cốt lõi và quan trọng hơn là sự am hiểu rất rõ lĩnh vực đầu tư. DN làm ăn yếu kém thua lỗ chưa hẳn đã xấu mà ở tiềm năng và khả năng thay đổi quản trị với mục đích đầu tư phải rõ ràng.
Victoria-Express, Hilton, Warren-Buffett, Berkshire-Hathaway, Nguyễn-Duy-Hưng, Đặng-Văn-Thành, ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Phạm-Thu-Hương, Phạm-Thúy-Hằng, những-người-giàu-nhất, gia-đình-giàu-nhất, gia-đình-trị, Phạm-Nhật-Vượn
  Đại gia chứng khoán Nguyễn Duy Hưng
Trong thập kỷ vừa qua, Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã liên tục mở rộng thị phần ra các thị trường rộng lớn hơn và đạt được mức lợi nhuận ấn tượng, khó khăn nhất như 2014 vẫn có lợi suất vượt trội so với S&P 500. Ít ai biết rằng, Warren Buffett mua Berkshire Hathaway lúc DN này đang trên bờ vực phá sản, một xưởng dệt sắp đóng cửa. Giờ đây, Berkshire Hathaway vẫn là cánh tay phải của tỷ phú người Mỹ này.

Cơ hội xây đế chế cho doanh nhân Việt

Câu chuyện đầu tư tài chính của các doanh nhân Việt giờ đã khác trước nhiều, thay vì đầu tư lướt sóng để ăn xổi, các đại gia ngày nay đầu tư rất thận trọng và hướng tới mục đích dài hạn.

Vài năm gần đây, giới đầu tư ít khi thấy SSI của ông Nguyễn Duy Hưng báo cáo rùm beng về tình hình tự doanh cổ phiếu trên TTCK. Thay vào đó, thỉnh thoảng thị trường lại nhận được thông tin công ty này tiếp tục đổ tiền hoặc thông qua một DN khác nâng tỷ lệ sở hữu tại một DN ở một vài nhóm ngành nhất định.

Nhiều người bất ngờ khi SSI công bố tỷ lệ sở hữu ngang ngửa vớ Lotte của Hàn Quốc tại Bibica. Trong khi đó, tỷ lệ nắm giữ rất cao của SSI và chiến lược mua gom từ thị trường cũng như từ cổ đông Nhà nước tại một vài doanh nghiệp nông nghiệp, giống cây trồng, hạt điều... và hiện tượng các DN này liên tục hoạt động khởi sắc cho thấy xu hướng chiến lược mới rất rõ nét của đại gia chứng khoán Nguyễn Duy Hưng.

Cuối 2014, nhiều người giật mình về sự bánh trướng của Công ty Xuyên Thái Bình (PAN) vào lĩnh vực thực phẩm với quyết định thông qua của HĐQT về việc thành lập CTCP Thực phẩm PAN (PAN Food) với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Từ một DN thuộc lĩnh vực dịch vụ vệ sinh công nghiệp, PAN đã đã thay đổi và tấn công sang lĩnh vực đầu tư tài chính nhất là vào các DN trong lĩnh vực nông nghiệp. PAN hiện nắm 51% Thủy sản Bến Tre, hơn 57% Giống cây trồng Trung ương, trên 25% LAF.
Victoria-Express, Hilton, Warren-Buffett, Berkshire-Hathaway, Nguyễn-Duy-Hưng, Đặng-Văn-Thành, ngân-hàng, tài-chính, đại-gia, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Phạm-Thu-Hương, Phạm-Thúy-Hằng, những-người-giàu-nhất, gia-đình-giàu-nhất, gia-đình-trị, Phạm-Nhật-Vượn
Đại gia Nguyễn Đăng Quang
Trên thị trường, người ta cũng nhận thấy Công ty Cơ điện lạnh (REE) của doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh hoạt động như một định chế chuyên đầu tư tài chính. Hàng loạt các thương vụ đầu tư vào các DN điện, nước... và không thấy bán ra đang vẽ lên một chiến lược xây dựng 'đế chế' của nữ tướng này.

Những vụ đầu tư vào mía đường, du lịch của gia đình doanh nhân Đặng Văn Thành hay Alphanam của ông Nguyễn Tuấn Hải thậm chí chấp nhận thua lỗ liên tiếp và hủy niêm yết để kiên định với chiến lược M&A các DN yếu kém, sống dở chết dở nhưng đầy tiềm năng trên thị trường.

Còn với Masan của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang, trong vài năm gần đây tập đoàn này không ngừng khuynh đảo thị trường bằng hàng loạt các vụ thâu tóm các DN đầu ngành, các DN có thương hiệu tên tuổi để xây dựng thành một đế chế trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Quan điểm của Masan đã được lãnh đạo DN này chia sẻ, M&A như là động cơ giúp cho sự tăng tốc, thay vì làm 10 năm thì có thể làm trong 3 năm để hướng tới ngôi vị nhà vô địch trong cuộc chơi.

Các đại gia Việt có rất nhiều cách tích lũy huy động tiền khác nhau để nắm cổ phần lớn hoặc chi phối tại các DN ngành nghề cốt lõi. Nhiều DN gặp khó khăn được bơm dòng vốn mới, áp dụng công nghệ, quản trị mới để vực dậy từ một cơ thể yếu kém, thậm chí một xác chết. Đây là một hướng đi mới đang nhen nhóm trong giới những người giàu Việt và nó làm dậy lên kỳ vọng vào một cuộc cách mạng trong quá trình tái cấu trúc trong cộng đồng các DN Việt.
 Huấn Tú/Vietnamnet